Cụ 61 tuổi chia sẻ: Khi chăm sóc cháu giúp con cái, hãy nói về 4 điều kiện này để tránh mẫu thuẫn về sau

Trước những áp lực của xã hội, nhiều người trẻ có thói quen để lại những đứa con còn nhỏ của mình cho bố mẹ chăm sóc. Có những đứa trẻ chỉ đầy hai, ba tháng đã rời xa bố mẹ, ở lại để ông bà già chăm sóc.

Trước những áp lực của xã hội, nhiều người trẻ có thói quen để lại những đứa con còn nhỏ của mình cho bố mẹ chăm sóc. Có những đứa trẻ chỉ đầy hai, ba tháng đã rời xa bố mẹ, ở lại để ông bà già chăm sóc.

Mặc dù, việc ông bà chăm sóc cháu nhỏ là trách nhiệm, và có thể giảm gánh nặng cho các con. Nhưng việc nuôi dạy cháu sẽ gặp khó khăn, chưa kể vì sự khác biệt trong cách chăm sóc và dạy bảo có thể dẫn đến nhiều mâu thuẫn không đáng có.

Nhiều phụ huynh giúp đỡ con cái chăm sóc cháu, nhưng cuối cùng lại không được các con công nhận, không thích và còn bị phàn nàn.

Chăm sóc trẻ 2-3 tuổi cũng không phải quá khó, nhưng đối với những đứa trẻ sơ sinh thì sẽ vất vả hơn. Thực ra, để giải quyết việc này nhẹ nhàng, cũng dễ dàng thôi. Hãy học tập cô Hồng, cô đã đưa ra giải pháp vô cùng hiệu quả, đó là: “Khi giúp đỡ các con chăm cháu nhỏ, trước tiên hãy thỏa thuận rõ 4 điều kiện này với con cái để tránh mâu thuẫn”.

Để tôi kể câu chuyện của cô Hồng cho bạn nghe. Cô Hồng kể:

“Tôi năm nay đã 61 tuổi, chồng tôi 60 tuổi, cả hai chúng tôi đều về hưu, lương mỗi tháng được khoảng 5 triệu, tổng cộng cả hai vợ chồng được 10 triệu. Cuộc sống ở thành phố, trong căn nhà cấp 4, số tiền này với chúng tôi khá đủ. Không phải lo cái ăn, cái mặc, không phải lo lắng và gánh nặng điều gì.

Tuy nhiên, sau khi chúng tôi về hưu, chúng tôi trở thành bảo mẫu cho cháu mình.

Năm đầu tiên nghỉ hưu ở tuổi 50, con gái liền yêu cầu tôi đến chăm sóc cho cháu nhỏ. Vì mẹ chồng của con gái đang bận chăm hai đứa cháu cho con trai ở cùng nhà. Chỉ còn mình tôi có thể chăm sóc cháu. Công ty của con gái rất nghiêm khắc, bình thường công ty khác sẽ được nghỉ thai sản trong thời gian 6 tháng, nhưng vì tính chất công việc nên con gái chỉ được nghỉ 3 tháng. Hết thời gian thai sản, nếu không đi làm sẽ trực tiếp cho nghỉ việc. Nên tôi đành phải chấp nhận tới giúp con gái chăm cháu nhỏ.

Tuy rằng lần đầu làm bà ngoại, nhưng tôi nghĩ cũng không khó, giống như lúc chăm con ngày còn nhỏ. Cũng cho uống sữa, thay tã, ru ngủ. Hơn nữa, buổi trưa con gái và con rể về nhà nên tôi cũng được nghỉ thời gian này. Đến tối chúng về, tôi cũng được thay phiên chăm sóc. Thì chắc sẽ không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, sau 3 tháng giúp con gái chăm sóc cháu, tôi không thể chịu được nữa. Vì con gái không chịu chăm đứa bé, mặc kệ cho tôi chăm 24/24. Ban đầu đã thỏa thuận rằng tôi chăm sóc cháu ban ngày, vợ chồng chúng sẽ chăm sóc ban đêm, nhưng hôm sau, con gái bảo đứa trẻ hay khóc ban đêm, con gái tôi không ngủ được nên đưa cho tôi trông.

Và cho dù những ngày chúng nghỉ làm ở nhà, tôi muốn nhờ con gái và con rể giúp trông cháu, hay giúp việc nhà một tay thì chúng lại miễn cưỡng làm.

Theo thói quen, cứ đến giờ nấu ăn cơm, chúng sẽ nói là mệt và chạy thẳng vào trong phòng xem điện thoại. Mỗi lần nấu ăn, tôi phải vừa bế vừa nấu. Khi còn nhỏ thì dễ nhưng càng lớn, cân nặng của đứa cháu tăng lên, điều đó càng trở nên khó khăn với tôi hơn.

Không những không giúp đỡ, con gái và con rể còn chỉ tay năm ngón sai bảo. Khi đứa nhỏ ốm, hay bị gì, chúng không bao giờ quan tâm nguyên nhân. Mà quay sang trách mắng tôi.

Tóm lại, cho dù cháu ốm đau, hay có chuyện gì, cũng đều tức giận đổ hết lên đầu tôi, khiến tôi cảm thấy rất đau khổ.

Vì vậy, khi cháu được 3 tuổi, tôi đã từ chối việc chăm sóc, bảo con gái và con rể cho đi nhà trẻ. Nói thật tôi vẫn không yên tâm khi quyết định như vậy, cháu còn nhỏ, tôi không đành lòng.

Trước khi về nhà một năm, con dâu tôi cũng đang mang bầu nên tôi chạy sang chăm con dâu, nuôi cháu nhỏ. Ban đầu, lúc ở nhà con gái, con dâu gọi điện bảo nhờ tôi chăm sóc trước khi sinh một tuần. Vì là con dâu đầu tiên, cũng là cháu nội nên tôi đồng ý. Sau đó, tôi để cháu gái lại cho con gái và con rể chăm nom.

Khi đó, chồng tôi cũng mới nghỉ hưu, có thể chăm sóc cháu giúp tôi. Vì có kinh nghiệm giúp con gái một thời gian, để tránh mâu thuẫn, tôi đã cùng con trai và con dâu thỏa thuận 4 điều kiện. Nếu vợ chồng nó đồng ý thì chúng tôi sẽ chăm sóc, nếu không thì thôi, tự thuê người giúp việc chăm lấy cháu.

1. Chúng tôi chăm sóc cháu vào các ngày trong tuần, nhưng cuối tuần con trai và con dâu phải chăm

Tôi biết rằng con trai và con dâu tôi phải đi làm, thường sẽ rất vất vả để bảo chúng chăm giúp, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu đứa trẻ ngủ với vợ chồng chúng chắc sẽ không được, bởi trẻ em ban đêm ngủ hay quấy khóc, ồn ào, sẽ làm ảnh hưởng đến giờ nghỉ ngơi của con trai và con dâu. Vì vậy, ngày thường chúng tôi có thể giúp chăm cháu, nhưng cuối tuần, con trai và con dâu phải tự chăm.

Lúc đó, con dâu tôi phàn nàn rất nhiều, nói rằng cuối tuần là để nghỉ ngơi không muốn chăm sóc con nhỏ. Rồi nó bảo rằng ông bà nhà khác sẽ chăm cháu toàn bộ thời gian, con cái không cần phải lo lắng điều gì. Nhưng tôi bảo thẳng với con dâu: “Con là của các con, bố mẹ không phải trách nhiệm chính. Bố mẹ đã nghỉ hưu sớm để chăm sóc cháu rồi, con còn đòi gì nữa. Sức khỏe bố mẹ ngày càng yếu, không thể chăm sóc nguyên một tuần được. Hai ngày nghỉ cuối tuần cũng không phải là quá dài, chẳng nhẽ con cũng không chăm sóc được cho con của mình sao?”.

Thực ra, tôi muốn để con cái bớt thời gian làm việc để chăm sóc cháu, nhưng chúng lại chỉ vì lợi ích của bản thân. Phải biết rằng trẻ dưới 3 tuổi là giai đoạn quan trọng để tạo tình cảm. Nếu để trẻ cho người già chăm sóc, trẻ sẽ bám ông bà nhiều hơn bố mẹ. Từ đó, tình cảm của con với bố mẹ lạnh nhạt và không thân thiết nhiều. Vì vậy, nếu được hãy thỏa thuận để con trai và con dâu trông con vào 2 ngày cuối tuần, điều này là để chúng có thể gắn kết tình cảm gần gũi với con của mình.

2. Chi tiêu của đứa trẻ phải do con cái gánh, không thể mong người già chi trả

Mặc dù vợ chồng tôi có lương hưu và tiền tiết kiệm, nhưng tôi nghĩ con trai và con dâu nên tự lo các khoản chi tiêu hàng ngày cho đứa nhỏ. Việc chi tiền lo cho con cái là việc riêng của mỗi người bố người mẹ, không thể mong đợi ở người già, đặc biệt là ông bà.

Bởi vì ai cũng có trách nhiệm, trách nhiệm của chúng ta đã hoàn thành đối với con cái rồi, còn giờ thế hệ thứ 3 là cháu thì phải do bố mẹ của đứa trẻ tự lo.

Một số người cho rằng, người già có thể tự lo các khoản chi tiêu cho thế hệ thứ 3. Thậm chí còn góp tiền giúp con cái chăm sóc các cháu. Đúng là có nhiều người như vậy, có người là do con cháu ép buộc, có người là tự nguyện, nhưng dù theo cách nào thì cũng là việc không tốt cho người già và con cháu.

Bởi vì khi góp tiền bạc vào nuôi cháu, sẽ khiến con cái vô trách nhiệm. Chúng nghĩ rằng con cái đã có ông bà lo, không cần phải lo lắng điều gì, có thể thoải mái vui chơi. Kết quả sức khỏe người già đi xuống, còn con cái thì thoái hóa tính cách. Vì vậy, việc con cái chịu mọi chi phí là điều hết sức cần thiết và phải làm.

3.Tôn trọng cách chăm sóc của người già, nếu chưa hợp lý có thể góp ý hướng dẫn, không được đổ hết trách nhiệm

Mỗi thế hệ có cách nuôi dạy con cái riêng. Vì đã giao cháu cho bố mẹ chăm sóc, thì con cái cần phải tin tưởng.

Có thể phương pháp và quan niệm nuôi dạy của người già có phần lạc hậu, hoặc một số điều chưa đúng. Con cái có thể đóng góp ý kiến, hướng dẫn bố mẹ mình làm từ từ không nên mắng mỏ và phàn nàn. Bởi điều này sẽ làm tổn thương trái tim của người lớn tuổi. Chẳng có ông bà nào cố ý dạy cháu hư cả, chỉ là họ chưa biết nhiều về phương pháp và quan niệm mới khi nuôi dạy các cháu mà thôi.

4. Khi đứa trẻ được 5 tuổi, cần phải đưa về nhà

Đối với việc bố mẹ chăm sóc cháu, thì không nên so sánh với các cụ ở những gia đình khác. Vì người già giúp con cháu là vì tình thương, không phải bổn phận. Bạn phải nên vui vì bố mẹ của mình có thể đến giúp đỡ việc chăm cháu, không nên phàn nàn.

Dù bao nhiêu tuổi, dù ở độ tuổi nào, khi đã làm cha làm mẹ, mỗi người nên có trách nhiệm với con của mình. Còn bố mẹ của mình thì phải có trách nhiệm chăm sóc tốt cho họ. Vì vậy, đừng bắt người già phải chăm con của mình, đây không phải là nhiệm vụ của người già.

Khi đứa trẻ được 5 tuổi thì bố mẹ cần phải đưa đi. Vì lúc đó, những người già sẽ không còn khỏe nữa, không còn đủ sức để phục vụ những đứa trẻ. Nuôi đứa trẻ đến 5 tuổi là đã giúp những đứa con vượt qua giai đoạn khó khăn nhất rồi.

Sau khi nói về 4 điều kiện này, con trai và con dâu tôi đã đồng ý, chúng hứa sẽ thực hiện tốt các điều kiện của chúng tôi đưa ra. Con trai và con dâu tôi rất hiếu thảo, biết rằng chúng tôi vất vả chăm đứa cháu nên chúng hàng tháng luôn đưa tiền để chúng tôi chi tiêu cho việc nuôi cháu. Dù chỉ là 3 triệu mỗi tháng nhưng chúng tôi cũng được an ủi. Không những thế, vào những ngày cuối tuần, ngày lễ, con trai và con dâu còn trông cháu cho chúng tôi nghỉ ngơi, thỉnh thoảng đưa chúng tôi đi du lịch, hoặc đi thăm họ hàng. Gia đình chúng tôi sống hòa thuận, tuy có mâu thuẫn nhưng không đáng, chỉ hai ba ngày là chúng tôi quên ngay.

Vì vậy, người cao tuổi khi đi phục giúp con cháu, nếu muốn sống hòa thuận, vui vẻ, tránh những mâu thuẫn với con cái thì nên tìm hiểu và thỏa thuận với chúng trước 4 điều kiện này.

Tuy nhiên, mỗi người sẽ có quan điểm, suy nghĩ khác, vả lại mỗi gia đình cũng sẽ khác. Khi thỏa thuận các điều kiện với con cái, bạn có thể linh hoạt, làm sao để thấy hợp lý cho đôi bên là được.

Bạn có nghĩ rằng nên làm như trường hợp của cô Hồng không?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cu-61-tuoi-chia-se-khi-cham-soc-chau-giup-con-cai-hay-noi-ve-4-dieu-kien-nay-de-tranh-mau-thuan-ve-sau-d150510.html
X