Hoa đào tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Bởi vậy ngày Tết cận kề nhà nhà người người sẽ đi mua hoa đào về để trưng bày trong nhà.
Chọn được cành đào đẹp như một tín hiệu báo một năm mới nhiều may mắn, hạnh phúc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách giữ cành đào tươi lâu, hoa nở đẹp, bền cho ngày Tết đầy sắc màu.
Cách chọn đào
Trước khi mua cành đào hay cây đào về nhà chưng Tết, bạn nên ước chừng hoặc có thể đo khu vực định đặt. Khi xác định được diện tích nơi đặt đào, bạn sẽ dễ dàng chọn được một cành đào cân đối, vừa đẹp với ngôi nhà, đó là yếu tố quyết định tạo nên vẻ đẹp sinh động và ấm cúng cho không gian sống của bạn trong những ngày đầu năm.
Nếu chọn mua cây, bạn chú ý nên chọn cây có đủ rễ, tránh chọn những cây bị đứt rễ, vỡ bầu sẽ khiến sức sống của cây đào bị ảnh hưởng. Với cành đào, nên ưu tiên chọn những cành đã được đốt gốc. Đốt gốc đào là cách để giữ chất dinh dưỡng cho hoa nở nhiều vào dịp Tết.
Ngoài ra, một cành đào, cây đào được đánh giá là đẹp khi có dáng đẹp, có đủ hoa đủ nụ, có lá và có những quả non nhỏ xíu.
Cách giữ hoa đào tươi lâu
Khi chọn được cành đào ưng ý, bạn cần mang đào về nhà, đặt nơi ít gió, rửa sạch lọ trước khi cắm hoa. Đây là bước quan trọng giúp cành đào không bị nhiễm khuẩn từ lọ hoa, bình hoa. Nước cắm hoa đào cũng được chọn nước sạch. Sau khi cắm nên thay nước trong bình 2 – 3 ngày/ lần. Mỗi lần thay nước có thể rửa lại phần gốc. Cách làm sạch này giúp hoa nở nhiều hơn, cây tươi lâu hơn.
Với những gốc trồng sẵn trong đất, bạn có thể thêm đất để đặt vừa vặn bầu cây vào. Nên chú ý giữ ẩm thường xuyên cho cây, tránh để cây bị quá nhiều nước hay quá khô đều ảnh hưởng đến quá trình nở hoa của đào.
Đừng quên bổ sung dinh dưỡng, kích hoa nở bằng nhiều cách khác nhau, ví dụ như bạn có thể thả vào lọ hoa 5 viên B1 để có thêm dinh dưỡng nuôi hoa. Bạn có thể dùng ngay loại dành cho người uống hoặc mua loại B1 chống sốc cho cây có đủ dinh dưỡng hơn. Kali cũng là thành phần bổ sung giúp cung cấp thêm dưỡng chất cho cành đào tươi khỏe.
Bí quyết để đào nở nhanh hay chậm hơn theo ý muốn
Đào nở rộ đúng mùng 1 Tết là điều may mắn cho gia đình. Khi mua đào có thể hoa nở đã nhiều cần hãm lại, hoặc có nhiều nụ cần bung xòe vào thời gian mong muốn.
Vì thế, một mẹo đơn giản ai cũng có thể áp dụng được đó là: Nếu muốn hoa nở nhanh, bạn nên dùng nước ấm để cắm. Với gốc đào có thể thúc hoa nở nhanh bằng cách đắp vôi xung quanh gốc. Chỉ sau một ngày, hoa sẽ nở đẹp. Nếu muốn hoa nở chậm lại, bạn nên dùng nước lạnh để cắm.
Với gốc đào nên hạn chế tưới nước, chỉ giữ đủ độ ẩm cho gốc và dùng nước lạnh. Một cách khác cũng rất hiệu quả nếu muốn đào nở chậm, đó là khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10 – 15cm để hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa.
Với đào trồng chậu nên rải thêm một lớp sỏi lên lớp đất trong chậu có tác dụng làm mát gốc cây, để đào ra ban công hoặc ngoài sân thoáng mát sẽ giúp hoa nở chậm hơn so với đặt trong nhà.
Nếu trường hợp thời tiết nóng ấm khiến đào nở nhanh hơn, để làm chậm lại quá trình này bạn chỉ cần khía nhẹ một vòng quanh thân cách gốc 10-15cm. Cách này sẽ hạn chế chất dinh dưỡng từ thân lên nuôi hoa. Bên cạnh đó dùng nước lạnh để cắm hoa cũng là một giải pháp.
Cách giữ hoa đào tươi lâu
Chọn mua cành đào đẹp đã khó và giữ nó tươi lâu lại càng khó hơn, nếu muốn giữ cây hoặc cành đào tươi lâu trong dịp Tết bạn nên làm những việc sau:
Đối với đào cành, gia chủ nên rửa thật sạch lọ và chuẩn bị nước sạch. Đào cần được cắm trong nước sạch, đặt nơi khuất gió và giữ ấm thì sẽ bền lâu. Bên cạnh đó, sẽ tốt hơn nếu gốc đào rửa sạch và được thay nước mỗi 2 – 3 ngày.
Đối với đào trồng, bạn cũng nên tưới đều đặn bằng nước sạch. Tuy nhiên do đào ưa khô nên không cần tưới ẩm quá sẽ dẫn đến úng và thối rễ.
Đối với cây đào
Bạn nên tưới nước thường xuyên nhưng không tưới quá nhiều, quá ẩm gốc vì cây đào ưa khô, phải đặt cây ở nơi thoáng và giữ cây sạch sẽ.
Đối với cành đào
Rửa thật sạch lọ và chuẩn bị nước sạch. Đào cần được cắm trong nước sạch, đặt nơi khuất gió và giữ ấm thì sẽ bền lâu.
Thay nước sau 2 – 3 ngày và rửa sạch phần đào cắm vào nước.
Để bổ sung thêm dinh dưỡng nuôi hoa, bạn có thể bỏ vài viên B1 vào lọ (có thể dùng loại cho người uống hoặc mua B1 chống sốc cho cây sẽ tốt hơn). Một thành phần khác cũng nên tham khảo để bổ sung dinh dưỡng giúp đào tươi khoẻ là Kali..Đặt cành đào nơi thoáng mát, ít gió, ít ánh nắng.
Có nên đốt gốc cành đào?
Câu trả lời là không nên. Đốt gốc đào là kinh nghiệm dân gian.
Có một vài người thường đốt gốc cành đào để nhựa đào không chảy ra, nhưng việc làm này chỉ nên làm khi có kinh nghiệm đốt. Nếu không, bạn sẽ đốt qua lâu thì mạch dẫn nước sẽ bị bịt kín lại, cành đào đó sẽ không thể dẫn nước và tươi không lâu.
Khi đốt bằng lửa sẽ làm gốc đào bị cháy xém, không hút được nước và chất dinh dưỡng để nuôi cành. Từ đó khiến cành nhanh héo, hoa chóng tàn.
Theo các chuyên gia, đốt gốc đào là kinh nghiệm dân gian. Mục đích là để diệt vi khuẩn và nấm xâm nhập vào các bó mạch dẫn của cành đào, làm hạn chế nhựa chảy ra, tiêu hao dinh dưỡng… Dù vậy, đốt gốc cành đào cũng làm tắc mạch, hạn chế cho nước và chất dinh dưỡng đi nuôi cành.