Mưa lạnh làm ngay nồi lẩu Thái chuẩn vị chiêu đãi cả nhà, ngon chẳng kém ngoài hàng

Vị chua chua cay cay của lẩu Thái bất cứ ai cũng thể chối từ nhất là vào những ngày mưa lạnh, có một nồi lẩu Thái vừa ăn vừa xuýt xoa thì còn gì bằng. Học ngay cách làm lẩu Thái chuẩn vị dưới đây nhé!

Vị chua chua cay cay của lẩu Thái bất cứ ai cũng thể chối từ nhất là vào những ngày mưa lạnh, có một nồi lẩu Thái vừa ăn vừa xuýt xoa thì còn gì bằng. Học ngay cách làm lẩu Thái chuẩn vị dưới đây nhé!

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– Sốt lẩu Thái TomYum: 3 thìa

– Mực ống: 500gr

– Bạch tuộc: 500gr

– Tôm tươi: 500gr

– Ngao hoa: 100gr

– Thịt bò: 300gr

– Sườn sụn: 300gr

– Chanh tươi: 6 quả

– Sả: 6 cây

– Riềng: 1 củ

– Lá chanh: 10 lá

– Ớt tươi: 5 quả

– Nước cốt dừa: 100ml

– Hạt tiêu: ½ thìa cà phê

– Các loại rau củ nhúng lẩu: Rau muống, cải thảo, bìa đậu, váng đậu, nấm kim châm, mì tôm…

Nguyên liệu nhúng lẩu bạn có thể thay đổi theo sở thích của từng người trong gia đình.

Sơ chế nguyên liệu:

– Mực, bạch tuộc làm sạch ruột, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.

– Tôm cắt phần đầu tôm, rút chỉ đen ở sống lưng, rửa sạch và để ráo. Đầu tôm và thân tôm để riêng.

– Ngao ngâm với nước vo gạo chừng nửa tiếng cho hết cát, rửa sạch và để ráo.

– Thịt bò, sườn sụn rửa sạch và để ráo.

– Sả, riềng, lá chanh, ớt tươi rửa sạch, để ráo. Sả đập dập rồi thái miếng ăn như riềng, lá chanh và ớt tươi.

– Chanh cắt làm đôi, vắt lấy nước cốt và loại bỏ hạt.

– Nấm cắt bỏ chân, rau nhặt sạch phần già hỏng, rửa sạch và để ráo.

Giữ lại đầu tôm để làm nước dùng giúp nước dùng dậy mùi hơn.

Cách làm nước lẩu Thái:

Bước 1: Bắc nồi lên bếp cho nồi nóng lên thì cho một chút dầu ăn.

Bước 2: Sau đó, cho phần đầu tôm vào xào sơ qua rồi cho 1 bát ôtô nước vào.

Bước 3: Cho thêm sả, riềng, lá chanh, hạt tiêu, ớt tiêu vào nồi nước.

Bước 4: Khi nồi nước đã sôi, bạn cho 3 thìa sốt Thái TomYum vào, lượng sốt bạn có thể gia giảm hoặc tăng lên phù hợp với khẩu vị của những người trong gia đình.

Bước 5: Đun cho nồi nước lẩu sôi lên thì vớt bỏ đầu tôm.

Bước 6: Cuối cùng, cho nước cốt dừa và nước cốt chanh vào, khuấy đều cho các nguyên liệu hòa quyện với nhau là bạn đã có một nồi lẩu Thái chuẩn vị.

Nồi lẩu Thái TomYum chua cay mặn ngọt đậm đà hương vi, cả nhà ăn đã thèm luôn.

Khi ăn bạn hãy nhúng từ từ các nguyên liệu đã được sơ chế như mực, bạch tuộc, rau nấm,… vào và thưởng thức. Khi ăn bạn sẽ thấy được vị chua cay mặn ngọt hòa quyện vô cùng tinh tế của nước lẩu, béo ngậy của nước cốt dừa, vị thơm đậm đà của sả, riềng, lá chanh, giòn giòn của các mực, bạch tuộc và thanh mát của rau xanh, nấm tươi. Mưa lạnh có ngay nồi lẩu Thái rồi cả nhà quây quần xuýt xoa bên nhau đúng là không còn gì bằng đấy!

Lưu ý:

– Nếu có thời gian, bạn có thể hầm xương gà, xương heo để phần nước cốt lẩu thêm ngon ngọt.

– Nếu muốn thêm vị chua cho nồi lẩu Thái thêm đậm vị hãy sử dụng nước ép dứa, nước cam vắt.

– Các nguyên liệu nhúng lẩu không nên ướp gia vị bởi hương vị của nước lẩu Thái đã quá đậm đà rồi.

Chúc bạn thành công!

Hương Phạm 

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/mua-lanh-lam-ngay-noi-lau-thai-chuan-vi-chieu-dai-ca-nha-ngon-chang-kem-ngoai-hang-d24150.html
X