Cơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong cơm có chứa nhiều tinh bột và đường nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Cụ thể là khi để cơm ở nhiệt độ thường trong thời gian dài, những bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi, phát triển. Khi bị nhiễm khuẩn, cơm nguội sẽ gây ng. độc cấp tính với các biểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa…trong vòng 15 – 30 phút sau khi ăn. Hầu hết các triệu chứng tương đối nhẹ và không kéo dài, chỉ trong khoảng 24 giờ.
Ngoài ra, cơm nguội rất nhanh bị thiu, chỉ để ở nhiệt độ phòng hoặc nơi nóng bức, nhiệt độ cao thì cơm cũng sẽ nhanh chóng bị phân hủy, ngả sang màu vàng và có mùi hôi. Khi đó cần phải bỏ phần cơm đó ngay.
Khi nấu cơm
Nấu cơm đúng cách chính là mẹo để giúp cơm ngon và lâu thiu. Vì vậy khi nấu bạn cần lưu ý những điều sau:
– Trước khi chuẩn bị nấu bạn nên rửa sạch nồi và các vết bợn cơm đóng dưới đáy cũng như ở nắp nồi.
– Bạn cho thêm một ít muối lúc vo gạo sẽ giúp cơm thêm đậm đà và bảo quản được lâu hơn. Bạn cũng có thể dùng giấm theo tỉ lệ 1,5kg gạo cho 2ml giấm vào để cơm được trắng và lâu hư.
– Khi cơm sôi bạn không nên lấy đũa xới nhiều lần mà hãy chờ đến lúc chín hẳn mới dùng đĩa đánh tơi.
Cách bảo quản cơm nguội nếu lỡ nấu dư
Nếu bạn vẫn muốn hoặc cần sử dụng cơm nguội, hãy học cách bảo quản cơm an toàn:
Bảo quản cơm nguội trong tủ lạnh: Cất ngay cơm còn dư sau khi ăn vào ngăn mát tủ lạnh trong vòng 1 giờ. Lưu ý nếu cơm còn nóng cần để nguội hoàn toàn mới cho vào tủ lạnh. Ngoài ra, khi bảo quản cần đảm bảo nhiệt độ trong tủ lạnh dưới 5 độ C để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn Bacillus cereus. Với cách bảo quản này, có thể bảo toàn giá trị dinh dưỡng kể cả khi để tủ lạnh 3 đến 4 ngày.
Không để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá lâu: Nếu để cơm nguội ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, vi khuẩn Bacillus cereus sẽ phát triển mạnh mẽ và sản sinh ra độc tố, gây ngộ độc.
Không để cơm dính phải những thực phẩm khác: Trước khi bảo quản cơm trong tủ lạnh, bạn cần tránh để cơm bị dính với các thực phẩm, đồ ăn khác. Điều này tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển và cơm nhanh hỏng hơn.
Tuyệt đối không bảo quản cơm nguội đã ôi thiu: Nếu cơm nguội để ngoài nhiệt độ phòng quá lâu và đã có mùi hôi, đừng nên “tiếc của” mà cho vào tủ lạnh.
Chỉ hâm nóng cơm nguội 1 lần duy nhất: Cơm nguội sau khi bảo quản trong tủ lạnh nên được hâm nóng lại trước khi ăn và cần ăn hết chứ không nên để thừa xong cất lại vào tủ lạnh do nếu cơm bị hâm nóng đến lần hai sẽ làm mất hết các dưỡng chất của nó.
Ngoài ra, khi hâm nóng cơm nguội đã được bảo quản trong tủ lạnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nếu bạn hâm nóng cơm nguội bằng cách hấp cùng cơm nóng đang nấu thì tốt nhất nên để cơm nguội ở một góc nồi và ăn riêng chứ không nên đảo lẫn cơm nguội với cơm mới.
Nếu bạn hấp nóng cơm nguội bằng nồi cơm điện riêng thì nên cho thêm một chút nước vào rồi bật nồi trở về trạng thái nấu để cơm được thơm ngon, nóng hổi hơn.
Nếu bạn hâm nóng cơm nguội bằng lò vi sóng thì hãy để cơm trong bát thủy tinh, sau đó đậy bằng màng bọc thực phẩm hoặc phủ lên trên một chiếc khăn ẩm. Tuy nhiên, không được để màng bọc thực phẩm bị tiếp xúc trực tiếp với cơm. Với cách làm này, cơm sẽ nóng mà không bị khô đó.
Trong trường hợp ở miền núi, vùng sâu, vùng xa không có tủ lạnh, để bảo quản cơm nguội cần đặt nồi cơm ở nơi thoáng mát, không để các thực phẩm hoặc thức ăn khác bị dính vào cơm. Nên dùng rổ để đậy lại chứ không dùng nắp đậy kín nồi cơm vì khi đó sẽ khiến cơm nhanh bị thiu do hấp hơi nước.
Sau khi ăn xong, bạn cho phần cơm còn dư vào hộp đậy kín nắp rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Tới bữa sau thì chỉ việc lấy ra hấp lại bằng lò vi sóng là đã có thể tiếp tục dùng bình thường.
Nếu như bạn muốn để cơm lại thì lưu ý không để các món ăn khác dính vào phần cơm dư. Đồng thời nên đặt cơm ở chỗ thoáng mát và đậy bằng rổ thưa để không bị bí hơi. Bạn nhớ không được đậy kín hoặc để nguyên trong nồi vì cơm sẽ rất nhanh thiu do hấp hơi nước.
Cách hấp cơm nguội ngon
Muốn cơm nguội giữ được độ ngon như cơm nóng thì cách hấp cơm cũng rất quan trọng. Bạn có thể áp dụng các mẹo dưới đây:
– Khi nồi cơm mới cạn nước, bạn khoét lỗ nhỏ và đổ vào đó chút nước nóng, cho cơm nguội vào rồi lấy cơm mới vun lại. Tiếp đến bạn bật lại nút nấu, đợi đến khi thấy hơi bốc lên là có ngay cơm ngon như mới nấu.
– Bạn cũng có thể hấp cơm nguội bằng lò vi sóng. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho cơm vào bát thủy tinh, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm để tránh bị khô.
– Một cách khác là cho cơm nguội vào xửng hấp và đừng quên thêm ít muối vào nước.
– Cách cuối cùng là sau khi lấy cơm nguội trong tủ lạnh ra, bạn cho vào rổ rồi vo nhẹ. Sau đó, bỏ lại trong nồi cơm điện nhấn nút nấu, nhớ là không thêm nước.
Với những mẹo này bạn có thể bảo quản cơm nguội được lâu hơn, đảm bảo sức khỏe hơn và khi ăn vẫn ngon như cơm nóng.
Lợi ích của cơm nguội đối với sức khỏe
Điều đáng ngạc nhiên là các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, hàm lượng kháng tinh bột (Resistant Starch) trong cơm nguội lại cao hơn nhiều so với cơm nóng mới nấu. Tinh bột kháng là một loại chất xơ không thể tiêu hóa được nhưng lại được lên men bởi các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Khi các lợi khuẩn này sinh trưởng và phát triển, chúng sẽ giúp ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại, từ đó giúp bảo vệ tối đa cho đường tiêu hóa của chúng ta.
Ngoài ra, quá trình lên men trên còn tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, có tác động tích cực đến 2 hormone peptide YY (PYY) và glucagon-1 (GPL-1). Hai loại hormone này có khả năng sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn của con người, đồng thời giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp giảm tích tụ lượng mỡ ở bụng.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khẳng định rằng thông tin ăn cơm nguội có thể gây UT dạ dày hoàn toàn không chính xác do chưa đủ cơ sở khoa học để kết luận.
Tuy nhiên, chúng ta nên nấu đủ dùng trong một bữa, hấp lại cơm nguội ăn sẽ bị giảm độ ngon miệng…
Tổng hợp: Phunutoday…
https://phunutoday.vn/mua-he-com-nhanh-thiu-bao-quan-theo-cach-nay-giup-giai-quyet-van-de-de-dang-d366939.html
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/mua-he-com-nhanh-thiu-bao-quan-theo-cach-nay-giup-giai-quyet-van-de-de-dang-711758.html