Mẹ chồng chê thông gia trao vàng bé như sợi chỉ nhưng tái mặt nhìn cái túi bên cạnh

Em và Hoàng yêu nhau được hai năm thì chúng em quyết định cưới. Ban đầu gia đình anh ấy không đồng ý vì nhà em ở dưới quê, còn nhà anh ấy ở thành phố. Ngày người yêu dẫn em về ra mắt, mẹ chồng đã tỏ thái độ khinh thường rồi, còn bảo em:

Thực ra em không phải là đứa thích khoe của trước mặt người khác đâu, nhưng đối với mẹ chồng thì phải như thế bà mới không còn vênh váo nữa.

Em và Hoàng yêu nhau được hai năm thì chúng em quyết định cưới. Ban đầu gia đình anh ấy không đồng ý vì nhà em ở dưới quê, còn nhà anh ấy ở thành phố. Ngày người yêu dẫn em về ra mắt, mẹ chồng đã tỏ thái độ khinh thường rồi, còn bảo em:

“Tôi ghét nhất người không biết thân biết phận, cóc ghẻ mà đòi ăn thịt thiên nga”.

Em không phải kiểu con gái nhẫn nhịn, cũng không phải kiểu mặc kệ người ta nói gì, nên em liền đáp:

“Con thì cũng chẳng muốn đâu nhưng con trai bác theo đuổi mãi, năn nỉ mãi cháu mới đồng ý đó ạ”.

Nghe em nói mẹ người yêu cũng tức lắm, mặt hằm hằm, nhưng không nói lời nào nữa. Thế là bà ấy nói xấu em với con trai bà rằng em ương bướng, lấy về kiểu gì cũng bị đè đầu cưỡng cổ. Nhiều khi em cũng bảo anh:

“Anh nghe mẹ anh nói đấy, anh chắc chắn cưới em chưa, suy nghĩ cho kỹ. Nếu sợ em đè đầu cưỡng cổ thì đừng cưới”.

Lúc đó, bạn trai em bảo:

“Anh cưới em chứ có phải mẹ cưới em đâu. Sau này anh cũng ở với em, như thế nào anh cũng chấp nhận”.

Cuối cùng cho mù mẹ chồng không hài lòng, nhưng vì chồng em nhất quyết đòi cưới nên hôn lễ được diễn ra. Em biết mẹ chồng không niềm nở với đứa con dâu là em đâu, mà em cũng kệ, cưới xong cũng ra ở riêng, có ở chung đâu mà phải nghĩ nhiều.

Ấy thế nhưng khi nghe bố mẹ em bàn bạc hôm ăn hỏi, cần những gì và như thế nào thì mẹ chồng em lại bảo:

“Cứ bày vẻ ra làm gì cho tốn tiền, làm sơ sơ thôi là được rồi”.

Không những em mà bố mẹ em cũng bực lắm. Nhưng vì em nên mọi người lại nhịn xuống cho êm chuyện. Cho đến hôm lễ cưới diễn ra, mẹ chồng lên trao cho em được một sợi dây chuyền năm chỉ và một vòng tay ba chỉ. Điều đáng nói là chỉ có chút vàng như thế mà mẹ chồng đã vênh váo, như kiểu “mình là người nhiều tiền” lắm cơ ấy.

Mẹ chồng trao xong, thì đến lượt bố mẹ em lên trao. Nhưng khi nhìn thấy sợi dây chuyền mẹ trao cho em thì mẹ chồng bĩu môi lên mặt bảo:

“Tưởng gì, con gái đi lấy chồng trao được đúng sợi dây chuyền mỏng dính thế kia, cũng được xem là của hồi môn sao?”

Mặc dù bố mẹ em có nghe nhưng ông bà không lên tiếng. Riêng em, giờ phút đó em không thể nào mà nhịn nổi nữa, em mới chỉ chiếc túi để bên cạnh, nhìn mẹ chồng đáp:

“Ba cây vàng với sổ đỏ bố mẹ con cho đang ở trong đây mẹ ạ. Trao vàng chỉ là lấy lệ thôi, đâu có quan trọng gì”.

Mẹ chồng em tò mò nhìn theo tay em mở, vừa mở túi ra em biết ngay mẹ chồng em kiểu gì cũng phải xấu hổ. Mặt bà tái mét, miệng không nói gì nữa chỉ biết cúi đầu làm lơ. Em đã không muốn lên tiếng, đã không muốn khoe mẻ về điều kiện nhà mình rồi mà mẹ chồng em không biết điều. Bà cứ tưởng là người ở quê đều nghèo đói không có tiền như thành phố như nhà bà. Thực ra vì bố mẹ em muốn về quê sống cho yên bình mà thôi, chứ nói về tài sản thì bố mẹ em chẳng thiếu.

Em làm như thế mẹ chồng em là đúng phải không mọi người? Phải thế thì mẹ chồng em mới hết thói huênh hoang, vênh váo, trước nay cứ tưởng một mình nhà bà có tiền mà coi thường người nông thôn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/me-chong-che-thong-gia-trao-vang-be-nhu-soi-chi-nhung-tai-mat-nhin-cai-tui-ben-canh-d150908.html
X