Khi Bố ốm, vợ chồng anh trưởng không chăm sóc, ông mất rồi anh làm tang gia hoành tráng, cỗ bàn trăm mâm

Cha mẹ sống không phụng dưỡng, mất đi rồi lại cúng bái rình rang… Tôi là con trai thứ trong gia đình có 2 người con trai, hiện tôi đã có gia đình và sống cùng Bố mẹ ở quê. Anh trai cả của tôi thì lập nghiệp và lấy vợ sinh sống trên Hà

Cha mẹ sống không phụng dưỡng, mất đi rồi lại cúng bái rình rang…

Tôi là con trai thứ trong gia đình có 2 người con trai, hiện tôi đã có gia đình và sống cùng Bố mẹ ở quê. Anh trai cả của tôi thì lập nghiệp và lấy vợ sinh sống trên Hà nội.

Lúc Mẹ tôi còn sống, và sức khỏe Bố còn khỏe, gia đình Anh cả thường xuyên cho các cháu về thăm quê dịp cuối tuần, không khí gia đình tôi rất vui vẻ, đầm ấm.

Thế rồi khi Mẹ tôi mất đi, và 3 năm trước Bố tôi bị tai biến dẫn đến mọi việc sinh hoạt ông phải nhờ cậy tới con cháu, lúc đó câu chuyện khúc mắc giữa hai anh em tôi mới bắt đầu.

Anh em tôi lập tức tổ chức cuộc họp gia đình khẩn để phân công trách nhiệm chăm sóc Bố. Vì hiện vợ chồng tôi là con út, đang sống ở nhà Bố mẹ, nên được nhận trách nhiệm chăm sóc. Còn vợ chồng anh cả do không có thời gian, lại ở xa, nên hàng tháng anh chị sẽ gửi vài triệu cho vợ chồng tôi chăm sóc ông. Còn nếu phát sinh viện phí, tiền thuốc men thì 2 anh em tôi sẽ chia đều cho nhau.

Ảnh minh họa

Cứ tưởng như thế là đã ổn thỏa, ai ngờ khi Bố nằm ốm bệt được gần 1 năm thì anh chị cả bắt đầu than phiền việc tiền thuốc men tẩm bổ cho ông hàng tháng tốn kém, chưa kể rất nhiều lần anh chị gửi thiếu tiền chu cấp như đã thống nhất.

Anh chị viện rất nhiều lý do, lúc thì :

“ Tháng này anh chị mới đóng học phí cho cháu xong, nên chỉ đưa được 2 triệu thôi ”

“ Đợt này anh chị đám cưới, lễ lạt nhiều, chưa kể các cháu lại hay ốm, chú thím cho anh chị khất tháng này nhé ”

Khi tôi làm căng việc này thì anh chị còn lộ ý ganh tỵ vì việc Bố mẹ chia tài sản không công bằng :

“ Căn nhà và miếng đất ở quê, vợ chồng chú thím được hưởng hết, nên việc chăm sóc và lo cho tuổi già của Bố, đó là trách nhiệm chính của chú thím chứ ”.

Tôi không muốn mâu thuẫn căng thẳng đó kéo dài mà mất tình cảm anh em, nên cuối cùng quyết định tự nhận hết trách nhiệm chăm sóc Bố về mình, anh chị cả không cần phải đóng góp, hỗ trợ gì. Từ lúc đó, Bố ốm nằm đấy, anh chị tháng may ra về thăm ông được 1 lần. Lúc ông hấp hối cũng chẳng kịp về gặp lần cuối.

Ấy vậy mà khi tổ chức làm tang lễ cho ông, vợ chồng anh cả đòi đứng lên tổ chức tang gia vô cùng hoành tráng, long trọng. Giỗ đầu cho ông, anh chị làm cả trăm mâm cỗ mời khách, đối tác, căng phông bạt, bày trí rầm rộ. Cỗ bàn các món đầy ắp, cá thịt ê hề.

Chưa hết Chị dâu tôi còn bày vẽ mua rất nhiều đồ lễ, đủ loại nào là nhà cửa, xe cộ, cả tủ quần áo với nhiều mẫu mã để đốt cho Bố. Lửa đốt to cháy ngùn ngụt cả tiếng không tắt.

Anh chị cho chụp ảnh, tải lên mạng xã hội, đăng dòng cảm xúc xót thương ông, khiến ai cũng xuýt xoa, bình luận, khen ngợi anh chị có lòng hiếu thuận.

Tôi chứng kiến hình ảnh, và hành động đó, thực sự tôi không thể hiểu nổi. Lúc bố ốm đau nằm đó, anh chị không chăm lo, chăm sóc, quan tâm ông. Để đến lúc ông mất đi, giỗ chạp anh chị làm mâm cao cỗ đầy, lễ lạt, vàng mã ê hề, chụp ảnh đăng mạng xã hội. Với anh chị đó là tri ân tổ tiên, tưởng nhớ công đức, xót thương Bố mẹ, thật nực cười.

Với tôi, quan điểm ngày giỗ chỉ cần nén hương, nhành hoa với cái tâm thanh tịnh là đã được bề trên chứng cho rồi. Chứ dâng lên đủ thứ lễ vật, mâm cao cỗ đầy ai ăn.

Ảnh minh họa

Chia sẻ bài viết:
X