Khi còn nhỏ, các bé luôn kén ăn, đồ ăn được phân làm hai loại. Một loại bé rất thích ăn và một loại cho dù ép như thế nào chúng cũng không thích ăn. Thường thì các bậc cha mẹ nếu thấy con thích ăn món gì sẽ để cho chúng ăn đến khi chán thì thôi. Nhưng thực tế phương pháp này không tốt cho cơ thể của trẻ.
Một ví dụ điển hình là cô bé Anna 5 tuổi, gần đây luôn có triệu chứng trằn trọc vào ban đêm, không thể ngủ ngon. Buổi trưa ở nhà trẻ đã không được ngủ ngon vì những đứa trẻ xung quanh luôn ồn ào và gào khóc.
Hơn nữa, cô giáo cũng nói với mẹ rằng tình hình của Anna nghiêm trọng hơn. Mỗi khi đến lớp, bé luôn trong trạng thái mệt mỏi và kiệt sức, cơ thể không được khỏe. Mong rằng mẹ của Anna có thể đưa cô bé đi bệnh viện khám.
Hôm sau mẹ bé đã đưa bé đi khám. Sau khi được bác sĩ chuyên môn thăm khám, bác sĩ chẩn đoán là do chế độ ăn uống hàng ngày của Anna. Bác sĩ còn hỏi mẹ cô bé đã cho cô bé ăn gì, bà mẹ cho biết. Phần lớn bé được ăn ở nhà trẻ, chia làm nhiều bữa nhỏ khác nhau trong ngày. Về nhà trước khi đi ngủ, bé thường sẽ đòi ăn một số đồ ăn chẳng hạn như bánh rán, khoai lang sấy và sô cô la.
Bác sĩ lắc đầu và bảo rằng:
Dù trẻ đói đến đâu cũng không được cho ăn những món ăn này trước khi đi ngủ
Thực phẩm làm bé cảm thấy đầy bụng
Một số trẻ luôn đói trước khi đi ngủ, cha mẹ cảm thấy trẻ ăn không đủ thì ngủ cũng sẽ không ngon giấc. Vì vậy họ đã cho trẻ ăn những thức ăn dễ gây cảm giác no trước khi đi ngủ, để giúp trẻ có thể ngủ ngon.
Tuy nhiên, thức ăn dễ gây cảm giác no lại không tiêu hóa nhanh chóng. Nhất là với trẻ em, hệ tiêu hóa của chúng chưa phát triển. Ăn thức ăn khó tiêu vào ban đêm rất có hại cho dạ dày. Khi mà đáng lẽ dạ dày được nghỉ ngơi thì chúng ta lại bắt chúng phải hoạt động liên tục để tiêu hóa thức ăn. Khả năng dạ dày sẽ bị suy yếu.
Những thực phẩm ngọt
Để giúp trẻ không quấy khóc, giúp chúng có thể im lặng đi ngủ, một số cha mẹ còn đáp ứng yêu cầu của trẻ. Chẳng hạn như cho chúng ăn kẹo sô cô la và các loại kẹo ngọt khác nhau. Cha mẹ không hề từ chối mà còn làm chúng thỏa mãn. Nhưng đồ ngọt không chỉ gây hại cho lá lách và dạ dày của trẻ, chúng còn có thể gây sâu răng.
Vậy cha mẹ cần lưu ý điều gì trước khi dỗ trẻ ngủ?
1.Ba mẹ hãy hình thành thói quen ngủ bằng cách bế bồng. Trẻ sẽ thức sau khoảng 60-90 phút ngủ. Khi chúng dậy có thể sẽ khóc nếu không thấy được bế trên tay.
2.Ba mẹ không nên hình thành thói quen chỉ ngủ sau khi bú. Vì khi thức giấc, trẻ sẽ khóc khi thấy mẹ không cho bú.
3.Lưu ý rằng ba mẹ có thể dỗ cho trẻ ngủ, nhưng đừng quá nhiều, đừng để con có thói quen chỉ được dỗ mới có thể ngủ. Khi trẻ thức dậy, nếu không thấy ai xung quanh, chúng ta sẽ khóc.
4. Đối với trẻ sơ sinh khoảng 3-4 tháng, mẹ có thể đặt nằm trên giường. Chúng có thể vẫn còn thức, nhưng cũng có thể chìm vào giấc ngủ ngay sau đó. Tránh việc để con ngủ gật khi bế hoặc rung lắc.
Bạn đã là làm đúng một trong những điều nào trên đây hay chưa?