Cách làm lạc rang muối giòn thơm, xốp không cháy và lại để được lâu chỉ cần vài giọt nước này

Lạc rang là món ăn quen thuộc đặc biệt khi cần nhâm nhi và khi trời trở lạnh. Nhưng nhiều người rang thì lạc có giòn nhưng không đủ xốp và vỏ hay có lốm đốm cháy đen.

Món lạc rang chay (tức rang không cho thêm gia vị gì) và lạc rang xóc muối là những món phổ biến, vừa để nhâm nhi, để ăn vặt. Tiêu chuẩn để món lạc rang ngon là phải giòn và có độ xốp, vỏ bên trong lạc chín thơm không ướt dầu, bên ngoài vỏ chuyển màu đậm nhưng không có đoạn cháy. Lạc rang ngon là phải để được lâu không bị hôi dầu.

Nhiều người thường rang lạc theo cách mua lạc khô về thả ngay vào chảo và đảo đều cho tới khi lạc chín. Cách này cũng giúp lạc giòn nhưng không xốp và dễ bị cháy vỏ. Để rang lạc ngon (dù là lạc rang chay hay rang có dầu mỡ xóc muối) thì đều lưu ý hai thứ quan trọng sau: Ngâm trước khi rang và vẩy rượu khi đã chín.

Cụ thể cách ngâm và rang lạc như sau

Cách 1

Bước 1: 

Ngâm rửa lạc: Lạc khô ngoài chợ có thể có nguy cơ bị bụi bẩn và cả chất bảo quản. Do đó khi mua về nên rửa qua và ngâm tầm 10 phút cho lạc ngấm nước, nhưng không quá lâu vì lâu sẽ làm bong mất lớp vỏ của lạc. Việc ngâm để hạt lạc hút nước vào bên trong. Thao tác ngâm này giúp cho lạc chín đều và xốp bên trong. Không ngâm hạt vẫn chín giòn nhưng cứng không đủ độ xốp. Các loại hạt phơi khô chúng thường bị “chẽn” nên khi không ngâm mà rang thì hạt sẽ không xốp bằng việc ngâm với nước.

Vớt lạc ra và thấm cho khô ráo nước.

Bước ngâm là bước rất nhiều người thiếu khi rang lạc.

Bước 2:

Rang lạc: Đặt chảo lên bếp, thêm lạc đã ngâm vào và bắt đầu rang đến khi nước rút hết, lạc bắt đầu căng ra, chuyển màu vỏ đậm hơn. Luôn luôn đảo đều tay để lạc không bị cháy và để cho nhiệt bắt đều trong lạc.

Bước ngâm chính là bước giúp cho nhiệt độ giúp lạc chín đều, không bị cháy bên ngoài. Khi rang chú ý không để lửa quá to sẽ dễ làm cháy xém lớp vỏ bên ngoài mà bên trong lại chưa chín. Lạc cần rang lửa nhỏ để chín đều từ từ từ vào bên trong.

Bước 3:

Khi lạc ráo nước thì cho dầu ăn vào, đảo đều nhanh tay. Khi lạc bắt đầu chuyển sang màu đậm hơn thì đảo nhẹ để lạc giòn và chín đều. Nhiều người có sai lầm là đun nóng dầu rồi cho lạc, điều đó sẽ dễ khiến vỏ lạc bị cháy.

Bước 4:

Tưới rượu trắng vào chảo lạc khi lạc còn nóng. Rượu bay hơi hết, lạc chỉ còn hơi nóng thì cho thêm chút muối bột canh đảo đều. Tránh đảo muối vào lúc quá nóng, muối sẽ bị tan ra không bám vào hạt lạc. Sau đó xóc đều để nguội và cất trong lọ.

Rượu trắng có công dụng giúp cho lạc lâu bị xuống dầu và tránh vi khuẩn nên giữ được độ giòn thơm lâu hơn.

Cách 2

Nguyên liệu:

– 200g lạc

– 1-1,5 thìa bột canh (thìa ăn cơm)

– 1-2 thìa dầu ăn (thìa ăn cơm)

Chị em lưu ý, khi mua lạc chọn mua loại lạc săn, chắc như vậy lạc sẽ ngon, giòn lâu hơn. Không chọn những hạt lép, ẩm mốc, mọt hay đang mọc mầm.

Cách làm :

Bước 1: Cho chảo lên bếp, để chảo nóng một lúc rồi cho lạc vào rang. Hạ lửa ở mức nhỏ để lạc không bị cháy.

Bước 2: Rang lạc thật đều để các hạt được chín đều như nhau.

Cứ rang như vậy từ 7-9 phút, các hạt lạc bắt đầu tách ra, tuy nhiên vỏ lạc vẫn chưa bong hẳn ra thì cho khoảng 1 -1/5 thìa dầu vào, đảo tiếp. Vẫn để lửa nhỏ để dầu ăn ngấm dần vào lạc.

Như vậy lạc sẽ rất giòn và bùi. Nếm hạt lạc thấy lạc chín, có vị bùi bùi, và hơi giòn là được (vì lạc đang nóng nên không thể giòn tan như sau khi để nguội).

Bước 3: Khi lạc chín vàng, đều, cho ra ngoài, để nguội nhưng tay vẫn đảo đều, vì chảo vẫn nóng, nếu bạn không đảo lạc sẽ cháy.

Hoặc cũng có thể bạn đảo trên chảo một lúc rồi cho lạc ra một bát tô to thì sẽ không phải đảo liên tục nữa (vì bát nguội, không lo lạc cháy).

Bước 4: Khi lạc chưa nguội hoàn toàn (vẫn còn hơi ấm), bạn hãy cho bột canh vào nhé, rồi đảo đều để bột canh bám xung quanh lạc. Với 200g lạc rang thì có thể cho 1-1,5g thìa ăn cơm bột canh.

Nhiều người thường vừa cho lạc ra khỏi bếp thì đã đổ bột canh vào ngay. Tuy nhiên, với cách này, bột canh bám rất nhanh vào lạc nhưng khi lạc nguội, bột canh sẽ rơi ra và không còn bám nhiều vào lạc nữa.

Sau khi trộn xong, đợi lạc nguội hoàn toàn thì cho vào lọ đậy kín. Bằng cách rang và bảo quản lạc như vậy, lạc sẽ rất giòn.

Những bí quyết giúp món lạc rang muối của bạn được giòn và ngon.

Chọn lạc:

– Chọn mua loại lạc săn, chắc như vậy lạc sẽ ngon, giòn lâu hơn. Lạc đỏ thường chắc hơn lạc trắng.

-Chọn mua loại lạc săn, chắc như vậy lạc sẽ ngon, giòn lâu hơn. Lạc đỏ thường chắc hơn lạc trắng.

– Không chọn những hạt lép, ẩm mốc, mọt hay đang mọc mầm.

Cách rang:

– Cho lạc và dầu vào cùng lúc, để lửa nhỏ liu riu. Như vậy lạc chín đều, màu sắc đẹp. Không nên cho dầu trước, đun nóng rồi mới cho lạc, sẽ bị cháy bên ngoài, sống bên trong.

– Đảo lạc đều tay lúc rang để lạc được chín đều tất cả các hạt.

– Thời gian rang lạc cần lưu ý vừa đủ để tránh hạt bị cháy, không ăn được.

– Khi lạc chín vàng, đều, cho ra ngoài, để nguội nhưng tay vẫn đảo đều, vì chảo vẫn nóng, nếu bạn không đảo lạc sẽ cháy.

– Lạc nguội, cho muối khô hay bột canh vào với lượng phù hợp để tránh mặn quá hay nhạt quá, trộn đều. Vì có dầu ăn nên muối hoặc bột canh có thể bám được vào hạt lạc.

– Lạc rang sau 12 tiếng sẽ bị ỉu. Nếu trong lúc đang rang, bạn phun một ít rượu trắng và trộn đều, làm vậy sẽ để được vài ngày.

– Cuối cùng bạn cho lạc vào lọ và đậy nắp kín. Với cách thức này, lạc sẽ thơm, giòn lâu trong nhiều ngày sau đó.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cach-lam-lac-rang-muoi-gion-thom-xop-khong-chay-va-lai-de-duoc-lau-chi-can-vai-giot-nuoc-nay-d201744.html