Bí quyết xào miến không dính, mềm dai nguyên sợi đảm bảo không vón cục thành công ngay lần đầu

Vấn đề hay gặp nhất khi làm món miến xào chính là tình trạng các sợi miến vón cục và dính vào đáy chảo; làm thế nào để khắc phục?

Miến xào được nhiều người yêu thích vì mùi vị thơm ngon, sợi miến trong vắt đẹp mắt, sợi dai nhưng vẫn mềm và nhất là chứa ít tinh bột giúp hạn chế tăng cân.

Miến là nguyên liệu có thể sáng tạo ra rất nhiều món ăn ngon, phổ biến nhất là miến xào. Nhưng sợi miến bị dính, vón cục và nát trong quá trình xào làm nhiều người ngại thực hiện món ăn này tại nhà. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn 5 bí quyết xào miếng không dính, nguyên sợi mềm dai và còn mách nhỏ cho bạn những món ăn tuyệt ngon từ miến nữa, cùng nhau tìm hiểu bài viết nhé!

1. Miến làm từ gì?

Miến hay còn được gọi với tên bún tàu là loại thực phẩm dạng khô, dạng sợi được chế biến từ bột khoai lang, bột dong giềng, bột đậu xanh hoặc bột sắn.

Chính vì miến được sản xuất từ các loại ngũ cốc khác nhau nên miến rất giàu protein nhưng lại không chứa cholestorol rất tốt cho sức khỏe.

2. Những loại miến thông dụng trên thị trường

Có thể phân loại các miến thông dụng trên thị trường bằng 2 cách cơ bản:

Dựa trên màu sắc có thể quan sát được bên ngoài, có 3 loại màu miến được sản xuất phổ biến trên thị trường:

Miến có màu trắng đục hoặc trắng trong: Đây là loại miến này được sản xuất từ các loại tinh bột.

Miến có màu vàng nhạt: Miến được nhuộm màu từ mật mía hoặc các nguyên liệu tạo màu tự nhiên để gia tăng hương vị và tăng tính thẩm mỹ.
Miến có màu xám nhạt: Loại miến có màu sắc đặc biệt này được làm từ tinh bột của củ dong riềng, rất khác biệt và dễ dàng nhận biết.

Phân biệt dựa trên thành phần miến. Bạn có thể dễ dàng phân biệt miến dựa trên thông tin được ghi tại bao bì:

Miến gạo: Đây là loại miến chứa 90% tinh bột lúa trong miến, hàm lượng amylose chiếm khoảng 18- 45% quyết định độ dẻo của miến và protein chiếm khoảng 9.4%.

Miến dong: Loại miến xám đặc biệt được sản xuất từ tinh bột dong riềng (còn gọi là củ chuối hoặc củ chóc).

Miến dong chứa hàm lượng protein cao và chứa chất gel làm tái tạo kết tinh khiến sợi mì trong suốt bắt mắt hơn.

Miến đậu xanh: Như tên gọi, nguyên liệu chính là đậu xanh. Hàm lượng chất dinh dưỡng trong miến đậu xanh rất tốt cho sức khỏe và là loại miến được người tiêu dùng ưa chuộng.

Miến hỗn hợp: Đây là loại miến pha trộn những loại tinh bột như bột mì, bột gạo, tinh bột đậu xanh, tinh bột khoai tây,…

3. Bí quyết xào miến không dính, tránh vón cục và không bị nát đơn giản

Bước 1: Tách miến thành những bó nhỏ và rũ tơi miến

Miến thường được bánh thành những bó khô và lớn, nên trước khi chế biến, hãy xác định khẩu phần và định lượng ăn. Rũ miến cho tơi ra thành sợi, tránh rối để bước trụng miến được dễ dàng, miến suôn thành sợi đẹp mắt hơn mà miến không bị vón cục.

Bước 2: Ngâm miến trong nước lạnh từ 5 – 10 phút

Ngâm ngập miến trong nước lạnh từ 5 đến 10 phút. Lưu ý không nên ngâm lâu quá sẽ làm miếm mềm nhũn ra và mất đi độ ngọt vốn có của miến.

Bước 3: Trụng miến trong nước sôi và nhanh tay

Đâu là bước quan trọng nhất quyết định sự thành bại mẻ miến của bạn. Hãy kiên nhẫn chờ cho nước thật sôi, thả nhẹ miến vào trụng khoảng 1 – 2 phút.

Tốt nhất bạn để miến hẳn vào vợt, trong quá trình trụng, bạn chỉ cần đảo nhẹ vợt vài vòng là có thể vớt ra.

Bước 4: Ngâm miến vào nước lạnh ngay sau khi trụng

Sau khi vớt miến, thả ngay miến vào thau nước lạnh (tốt nhất có thêm vài viên đá lạnh) để miến không bị dính, ngâm khoảng 3 – 5 phút đến khi miến nguội hẳn thì với ra rổ để ráo nước. Bước này sẽ giúp những tinh bột tiết ra trong quá trình trụng sẽ được làm lạnh, tránh tình trạng miến dính bệt vào nhau.

Bước 5: Trộn miến với dầu hoặc lòng trắng trứng

Trộn miến với một ít dầu (dầu ăn, dầu ôliu, dầu mè…) hoặc lòng trắng trứng sẽ giúp miến không dính vào nhau, Nếu bạn ăn miến trộn thì không nên dùng lòng trắng trứng nhé!

Bước 6: Cắt miến kích thước vừa ăn

Sợi miến thường dài nên khi xào chung các nguyên liệu khác khó có thể hòa quyện xen kẻ vào nhau và khó ăn. Hãy dùng kéo cắt miến thành những đoạn vừa ăn nhé!

Bước 7: Cho miến vào sau cùng khi xào

Miến khi trụng cơ bản đã chín, nên nếu nấu miến xào, hãy xào chín các nguyên liệu và cho miến vào sau cùng, đảo nhẹ vài cái rồi tắt bếp ngay để xào miến không bị nát nhé!

Mẹo xào miến không bị dính và vón cục – cách 2

Nếu muốn xào miến không bị dính chảo hay vón cục, bạn cần tuân thủ các bước sau trong quá trình chế biến.

Một trong các mẹo xào miến không bị dính là cho miến vào sau cùng, khi các nguyên liệu khác đã được xào chín.

Tách miến thành những bó nhỏ, cắt thành đoạn dài vừa phải và rũ tơi thành sợi trước khi chế biến. Bước này giúp bước trụng miến được dễ dàng, miến suôn thành sợi đẹp mắt và miến không bị vón cục.

Ngâm miến trong nước lạnh 5 – 10 phút. Không nên ngâm quá lâu, sẽ làm miến mềm nhũn, dễ vón cục và nhạt vị.

Trụng miến trong nước sôi: Bước này rất quan trọng, thậm chí quyết định sự thành bại của món ăn. Bạn phải làm thật nhanh tay, trụng miến khoảng khoảng 1 phút rồi đưa ra ngay. Như vậy, sợi miến không bị mềm nhũn và dính khi xào.

Ngâm miến vào nước lạnh ngay sau khi trụng (có thể cho thêm vài viên đá) để miến không bị dính. Khi miến nguội, bạn vớt ra, để ráo nước. Cách này giúp sợi miến dai hơn, không bị bết dính khi xào.

Cho vào miến chút dầu ăn hoặc lòng trắng trứng để chúng bám vào bề mặt sợi miến khi xào, tránh vón cục.

Cho miến vào cuối cùng sai khi các nguyên liệu khác đã được xào chín; đảo nhẹ, đều rồi nhanh chóng tắt bếp.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/bi-quyet-xao-mien-khong-dinh-mem-dai-nguyen-soi-dam-bao-khong-von-cuc-thanh-cong-ngay-lan-dau-d202446.html
X