Theo WTT tổng hợp, ngày hôm nay, chúng ta bàn về chủ đề những đứa trẻ có mẹ đi làm và những đứa trẻ có mẹ ở nhà. Có lẽ mọi người điều nghĩ rằng điều này chẳng ảnh hưởng gì nhiều nhưng trong thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Trẻ có mẹ đi làm và trẻ có mẹ ở nhà nội trợ sẽ có sự khác biệt lớn, có thể vài năm đầu đời chưa nhìn thấy rõ nhưng càng lớn lên sẽ càng tạo ra khoảnh cách chênh lệch lớn.
Vậy sự khác biệt đó được thể hiện như thế nào
Thứ nhất: Thái độ và cách giải quyết vấn đề
Mặc dù người mẹ có nhiều thời gian kèm con cái học, giải quyết được nhiều vấn đề cho con nhưng điều này dễ khiến trẻ hình thành thói quen xấu ỷ lại. Việc tự mặc quần áo, ăn uống đều cần tới sự giúp đỡ của người mẹ.
Trong khi đó, những đứa trẻ xuất thân trong gia đình lao động, cha mẹ thường bận rộn công việc, hầu hết được ông bà nuôi dạy. Vì ông bà đôi khi quá già không làm thay cháu được nên trẻ có xu hướng tự lập sớm.
Bên cạnh đó, người mẹ ở nhà có nhiều thời gian kèm cặp con cái nên kết quả học tập của trẻ thường cao hơn. Những đứa trẻ không được cha mẹ quan tâm nhiều tới việc học, nếu không tự ý thức rèn cho mình tính kỷ luật, tự giác, việc học thường rất kém và không có hứng thú học hành.
Nhìn chung, giáo dục gia đình khác nhau có những ảnh hưởng khác nhau đến con cái. Lỗ hổng kiến thức của trẻ sẽ bộc lộ rõ vào cuối năm cấp 1, cha mẹ cần đặc biệt chú ý.
Bát kể trong hoàn cảnh nào, người mẹ cũng mong mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất, ảnh: dSD
Thứ hai: Sự tự tin vào bản thân
Khi người mẹ ở nhà nội trợ, họ có nhiều thời gian đồng hành với con cái hơn. Trẻ sẽ bám mẹ, chỉ biết tin tưởng và ỷ lại vào sự giúp đỡ của mẹ mình, thường có tính cách hướng nội, rụt rè hơn.
Trong khi đó, những đứa trẻ đã quen với sự vắng mặt của cha mẹ sớm rèn cho mình sự tự lập, hướng ngoại nhiều hơn.
3 tính cách của người mẹ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của con
Người mẹ nóng nảy, bốc đồng, con có có xu hướng dễ tức giận, mất kiểm soát cảm xúc
Thực tế. cảm xúc có thể “lây lan”. Khi người mẹ giao tiếp với con với thái độ oán giận, trẻ cũng sẽ tỏa ra năng lượng tiêu cực. Sự bất ổn về mặt cảm xúc của người mẹ ảnh hưởng rất lớn đến đứa trẻ.
Một số bà mẹ luôn mất bình tĩnh với con, khiến đứa trẻ cảm thấy bất an và không dám giao tiếp. Lâu dần, trẻ dễ tích tụ lo lắng, sợ hãi, trở nên bi quan và nhút nhát.
Khi có những cảm xúc tiêu cực, trẻ không biết cách giải quyết, thay vào đó sẽ cư xử cáu kỉnh và hung hăng, điều này khiến mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên căng thẳng.
Những bà mẹ quá kiểm soát thường nuôi dạy nên những đứa con phụ thuộc, thiếu tự chủ
Từ việc ăn uống đến việc đi học, làm bài tập về nhà, các bà mẹ luôn có vô số việc phải lo lắng. Đôi khi họ quen với việc kiểm soát mọi thứ về con. Do đó, nhiều bà mẹ đều kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần.
Nhiều bà mẹ quá kiểm soát, phải gánh vác mọi việc và không chịu buông bỏ, điều này còn dẫn đến nhận thức và khả năng tự lập, trẻ muốn làm điều gì cũng phải hỏi ý kiến mẹ. Việc không có khả năng quyết định, khiến trẻ khó tạo dựng cuộc sống độc lập.
Theo các chuyên gia, khả năng tự lập của trẻ phải được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ, trẻ nên được phép tự mình làm mọi việc. Trẻ em cần phải vượt qua rất nhiều khó khăn, miễn là không gặp nguy hiểm thì nên để trẻ mạnh dạn thử sức.
Sau khi đứa trẻ được 2 tuổi, khả năng tự nhận thức bắt đầu bộc lộ. Càng lớn, trẻ càng muốn tự mình đưa ra quyết định và không nghe lời mẹ trong mọi việc.
Nhưng nếu người mẹ hoàn toàn phủ quyết những suy nghĩ, cảm xúc trong quá trình này và ép trẻ phải nghe lời, thì trẻ sẽ phải thỏa hiệp hết lần này đến lần khác. Khi một đứa trẻ hình thành thói quen nghe lời mẹ, sẽ mất đi nội lực và sự tự tin. Ý thức về giá trị bản thân của trẻ rất thấp, nếu không có mẹ, trẻ sẽ không thể tự mình làm được điều gì.
Người mẹ quá nuông chiều con nuôi dạy nên những đứa trẻ không biết quy tắc, lười lao động
Mẹ yêu con là điều hoàn toàn bình thường, nhưng mẹ cũng phải có những yêu cầu và giúp con hình thành quan niệm đúng sai. Người mẹ kiểu này rất yêu thương con mình, sẵn lòng đồng ý với con bất cứ điều gì mà không cần tuân theo nguyên tắc.
Tuy nhiên, sự nuông chiều này vô tình khiến trẻ khiến trẻ trưởng thành không có quy tắc. Đứa trẻ được nuôi dạy theo cách này dễ hình thành những giá trị sai lầm, ảnh hưởng đến sự phát triển và cuộc sống sau này.
Tốt nhất người mẹ nên giữ thái độ dịu dàng nhưng cương quyết. Đôi khi cần ôn hòa, trầm lặng và ổn định về mặt cảm xúc, để mang lại cho con cảm giác an toàn.
Từ đó, trẻ có thể cảm nhận được sức mạnh và sự ấm áp, đây được xem là nguồn gốc của cảm giác an toàn, tự tin và sáng tạo.