Vua cà phê Trung Nguyên chi tiền tỷ để trả ơn người cho vay 200 triệu. Nghèo chứ đừng bội ơn.

Đặng Lê Nguyên Vũ với những câu nói về tiền - bạc, vay - trả rất thâm thâm thúy: Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa.

Đặng Lê Nguyên Vũ với những câu nói về tiền – bạc, vay – trả rất thâm thâm thúy: Tôi nói với quý nhân của mình rằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa.

Nếu tôi không đủ tiền trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tụy của mình, thậm chí cả bằng máu và nước mắt.

Đặng Lê Nguyên Vũ là người người sáng lập, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên. Ông được Forbes Asia & National Geographic Traveller vinh danh là “ông vua Cà phê Việt”. Ông là người vô cùng sâu sắc, thâm thúy với những triết lý về kinh doanh, cuộc sống, con người và tiền bạc. Ông cũng chính là nguồn cảm hứng cho nhiều bạn trẻ học tập và hành động.

Trải qua cuộc sống cơ hàn, khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng nên ông Vũ có cái nhìn đa chiều về tiền bạc, vay trả nợ nần phân minh, rõ ràng và thẳng thắn. Chính điều này, khiến nhiều người nể phục cách sống và cách đối nhân xử thế của vua cà phê. Một trong số những câu nói để đời của Đặng Lê Nguyên Vũ, đấy là:

Khi bạn nợ tiền một ai đó, hãy hiểu sâu sắc rằng chữ nợ ấy không thể trả sòng phẳng bằng giấy bạc, sòng phẳng như giấy bạc.

Một người cho tôi vay tiền, tôi nghĩ rằng đó là người ta mang công sức bát gạo của bản thân họ gửi gắm vào tay mình. Tuyệt nhiên không dám nghĩ, ít nhiều cũng không dám nghĩ người ta thừa tiền nên đôi ba đồng cái công chỉ như cái kẹo.

Ông Vũ thời trẻ

Người ta không đòi bạn cũng chẳng phải người ta quên. Đồng tiền đi liền khúc ruột, họ im lặng để chờ xem sự tử tế của bạn có thật như những gì bạn hứa hẹn.

Tôi nói với quý nhân của mình tằng, tôi nợ họ, nợ trọn đời này. Cái nợ ấy không còn đơn giản là nợ vật chất nữa. Nếu tôi không đủ tiền trả thì tôi sẽ trả bằng sự trung thành của mình, bằng sự tận tụy của mình, thậm chí bằng máu và nước mắt.

Người cho tôi bát cơm lúc tôi giàu sang chưa chắc đã vì tôi mà cho. Những người sẵn sàng kéo tôi ra khỏi tuyệt vọng thì chắc chắn họ đã yêu thương và trân quý tôi thực sự

Bạn có thể là một người nghèo nhưng đừng làm một người bội tín hay vô ơn. Bạn có thể không đủ tiền để trả nhưng phải biết dùng miệng để giữ lại chút tín nhiệm. Bội tín chính là sự suy sụp về mặt kinh tế, bội tín cũng chính là sự thất bại nặng nề về mặt nhân cách.

Ông đã chi tới 6,9 tỷ để trả ơn người đã giúp mình 200 triệu lúc khởi nghiệp

Nói là làm, ông Vũ luôn sống và hành động theo những triết lý đó. Trong phiên tòa xét xử đầu năm vừa qua, về vấn đề người góp công – kẻ góp của trong việc phát triển ra thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Ông đã kể lại câu chuyện khởi nghiệp của mình từ những ngày còn khốn khó:

“Tôi luôn khắc sâu và biết ơn vô bờ bến đến một gia đình mà tôi xin phép giấu tên để không làm ảnh hưởng cuộc sống của họ. Đây chính là người đã cho tôi vay 200 triệu lúc khởi nghiệp. Và trong suốt hơn hai mươi năm qua, tôi vẫn duy trì đều đặn mỗi tháng trả ơn người đó 25 triệu, thay cho món nợ ân tình năm xưa”.

Nếu tính từng ấy năm, ông đã trả cho người này gần 7 tỷ đồng. Số tiền trả ơn đã vượt gấp bội lần so với khoản vay ban đầu.

Quan niệm tiền bạc, nợ nần, vay trả của ông Vũ khiến nhiều người cảm phục

Trong phiên tòa xét xử cuộc “tranh chấp thế kỷ” giữa vợ chồng ông Đặng Lê Nguyên Vũ và vợ là bà Lê Hoàng Diệp Thảo, đã từng xôn xao cả thời gian dài. Vua cà phê cũng bày tỏ quan niệm sâu sắc về tiền và quyền. Cụ thể, khi bà Thảo bắt buộc ông Vũ phải chu cấp 20% cổ phần vợ con, ông đã thẳng thắn trước tòa:

“Suốt những năm bên nhau tôi chưa một lần quan tâm đến chuyện tiền nong.

Tiền nhiều để làm gì rồi dẫn đến cơ sự này. Cô phải dùng mọi mánh khóe, nhân danh cả quyền làm vợ làm mẹ để kiểm soát và chi phối mọi chuyện.”

Ông cũng chia sẻ thêm: “Cái gì của cô ấy chắc chắn sẽ thuộc về cô ấy. Tôi sẽ không cướp đoạt đi bất cứ thứ gì của vợ, của con. Những đã không thuộc về thì cô ấy cũng đừng mong giành giật được. Người một nhà phải sống bằng cái tâm, đừng nghĩ đến chuyện lừa lọc. Là vợ chồng, thì càng tối kỵ”.

Nổi bật tại phiên tòa xét xử, đó chính là câu nói “Tiền nhiều để làm gì”. Câu nói đã tạo ra chấn động truyền thông và lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội và bản chất của tiền bạc.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ, với những câu triết lý về tiền bạc, nợ nần, vay trả trong cuộc sống và kinh doanh, khiến cho chúng ta học hỏi ra nhiều điều.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/vua-ca-phe-trung-nguyen-chi-tien-ty-de-tra-on-nguoi-cho-vay-200-trieu-ngheo-chu-dung-boi-on-d30366.html
X