Vì sao đứa trẻ lại muốn đầu thai vào nhà bạn! Dù có con hay không bạn cũng nên đọc

Cha mẹ và con cái gặp được nhau, tất cả đều do duyên nghiệp từ kiếp trước mà thành.

Trong đời này cha mẹ hãy là những tấm gương sáng cho con cái về tu dưỡng đạo đức, hơn nữa cần có trách nhiệm giáo huấn con cái về phương diện này. Chỉ như vậy mới có hy vọng hóa giải những nợ nần, ân oán mà bạn đã tích lại từ đời trước.

Sinh con ra khó nhọc, nuôi nấng con còn khó nhọc hơn. Làm bậc cha mẹ, hãy nên tích đức cho con cái, đừng vì tham lam mà làm điều ác để lấy nhà cao cửa rộng cho con; cũng đừng vì ích kỷ, thù hằn cá nhân mà gây ác nghiệp, có thể kiếp sau quả báo mới tới, nhưng cũng có thể kiếp này đã tới ngay trong đời con.

Tin chắc rằng mọi người đã không còn lạ lẫm với cách nói “Đầu thai”. Mặc dù không biết thực hư thế nào, nhưng từ xưa tới nay cách nói này vẫn được lưu truyền tới tận ngày nay, không hề gián đoạn.

Về việc này, Phật đã tìm được đáp án cho chúng ta, con cái đầu thai vào nhà bạn hoàn toàn không phải chuyện ngẫu nhiên. Người ta sở dĩ trở thành con cái của bạn, nhận bạn làm cha mẹ, đều là do duyên phận tác thành. Vì sao đứa trẻ lại chỉ muốn đầu thai vào nhà bạn, mà không phải là đầu thai vào một gia đình nào khác?.

Nếu bạn và con cái không có duyên, thì dẫu chạm mặt cũng đi lướt qua nhau như những người không quen biết. Ví như trẻ sẽ bị người ta bắt cóc đi mất. Từ đó chúng sẽ không còn đi chung đường với bạn nữa, hai người sẽ không bao giờ có duyên gặp lại nhau nữa. Trong cuộc sống, những ví dụ như vậy nhiều vô số.

Dưới đây là 4 loại duyên phận của con cái. Là cha mẹ, bạn cần nhìn thấu suốt mối nhân duyên ràng buộc này. Chúng nhận bạn làm cha mẹ rốt cuộc là do cơ duyên gì, là thiện duyên hay là ác duyên?

1. Loại thứ nhất: Báo ơn

Trong những đời trước, nếu bạn có ơn với con cái và hai người rất có duyên phận, thì đời này đứa trẻ sẽ đầu thai tới để báo đáp ân tình của mà trước kia bạn đã dành cho nó. Những đứa trẻ như vậy thông thường khiến bạn ít phải bận tâm.

Chúng rất thông minh, đáng yêu, biết vâng lời, rất hiểu chuyện và đặc biệt nhất mực hiếu thuận. Chúng sẽ chăm sóc bạn tận tình vào những năm cuối đời.

Đây chính là nguyên nhân căn bản vì sao chúng ta lại đề xướng mọi người nên kết thiện duyên rộng rãi. Ơn huệ mà bạn dành cho người khác càng nhiều bao nhiêu thì tương lai phúc báo mà bạn nhận được sẽ nhiều bấy nhiêu.

Những đứa trẻ đến báo ơn; thường rất thông minh, biết ơn,hiếu thuận, chúng sẽ chăm sóc bạn lúc về già.

2. Loại duyên thứ 2: Báo oán

Đời trước bạn và con của bạn là oan gia ngõ hẹp. Đời này con bạn sở dĩ sẽ đầu thai nhận bạn làm cha mẹ, là vì nó tới để báo oán, thậm chí là báo thù bạn. Có thể bạn sẽ không tin. Làm gì có chuyện trẻ con tới báo thù?.

Nếu bọn trẻ nhà bạn từ nhỏ đã không biết nghe lời, lớn hơn một chút, khi có chủ kiến của riêng mình lại chạy đi khắp nơi sinh chuyện thị phi, khiến tiền của bạn khánh kiệt. Những đứa trẻ như vậy chính là tới báo oán.

Câu chuyện dưới đây cho chúng ta thấy “đứa con nghịch tử”, cha mẹ trả nợ, dọn “rác” nửa đời vẫn không biết “dạy con thế nào”?.

Vợ chồng tôi hiếm muộn, cưới nhau mãi gần chục năm mới có tin vui. Con trai ra đời là nguồn vui vô bờ bến của cả hai vợ chồng, bù đắp cho chúng tôi quãng thời gian thiếu vắng tiếng cười trẻ thơ trước đó. Thế nhưng, càng lớn nó càng tỏ ra là một đứa trẻ ngỗ nghịch, phá phách. Bao nhiêu tiền của vợ chồng tôi chăm chỉ làm ăn và tích cóp được đều đổ xuống sông xuống biển vì đứa con.

Sau khi trầy trật mãi mới tốt nghiệp được phổ thông trung học, nó chưa học được nghề gì để tự nuôi sống bản thân thì vào một ngày đẹp trời đùng đùng về đòi… cưới vợ. Vợ sắp cưới của nó bằng tuổi, con dâu tương lai của chúng tôi đã có bầu trước đó. Chuyện đến nước này thì chúng tôi dù không muốn cũng phải sớm làm đám cưới cho các con thôi.

Sau khi kết hôn, con trai tôi đăng ký theo học một trường trung cấp nghề mỏ. Con dâu đi làm may cho một công ty có vốn làm ăn nước ngoài. Nhưng khi cháu chuẩn bị sinh cũng xin thôi việc nghỉ ở nhà. Cả đời nuôi con, những mong con khôn lớn, không phải để phụng dưỡng ngược lại cha mẹ, cốt chỉ mong con tự lo cho mình. Nhưng hiện tại, hai cái thân già này lại vừa phải nuôi con trai lẫn con dâu, giờ cộng thêm đứa cháu.

Gần đến ngày vợ nghỉ đẻ, con trai tôi tranh thủ nghỉ hè xin đi làm phụ vữa, khoan cắt bê tông dành dụm ít tiền dự trù lo cho vợ nằm ổ. Thấy con cái bắt đầu có đường hướng, vợ chồng tôi cũng mừng. Ai dè “ngựa quen đường cũ”, khi vợ mới sinh con được năm tháng đỏ hỏn thì chồng lại quay về với thói ăn chơi đàn đúm như trước đây. Việc học hành nó bỏ bê, chỉ lo tụ tập chơi bời ngày đêm. Và rồi nó cặp bồ với một con bé hơn những năm tuổi, hiện làm mẹ đơn thân.

Tiếp theo đó là những chuỗi ngày ăn chơi vô tổ chức. Nó vay tiền ông chú ruột, nói là lo lệ phí học hành, nhưng thực ra là mang đi “bao” bạn bè trong những bữa rượu say. Không những thế, nó còn mắc “bệnh sĩ”, dùng số tiền đó để thuê ô tô đưa bồ và con riêng của bồ đi du lịch, vung tay mua đồ tiêu xài hoang phí cho họ. Trong khi vợ con nheo nhóc ở nhà nó không hề ngó ngàng tới.

Nực cười hơn, sau những chuỗi ngày chơi bời, khi hết tiền, hết hơi, hết sức, nó lại quay về nhà, coi như chỗ nghỉ chân an toàn, lấy sức lực cho những lần “đi bay” hàng tháng trời sau đó.

Cùng thời điểm, giấy báo của nhà trường gửi đến gia đình, thông báo nó chính thức bị cho thôi học vì thời gian lên lớp không đảm bảo, cộng với nợ môn quá nhiều. Sẵn việc không phải đi học, càng ngày nó càng lún sâu vào lối sống chơi bời. Ngoài cô bồ, thì bây giờ nó chẳng thèm nghe lời ai cả.

Thời điểm gần đây nhất, nó gói ghém quần áo bỏ nhà chuyển đến ở hẳn với nhân tình. Thời gian tính đã tròn một năm, nó đi biền biệt không ngó ngàng gì tới vợ con và bố mẹ già ở nhà. Đến ngày nó quay về, đưa ra tối hậu thư ép chung tôi trả nợ 100 triệu tiền vay lãi ngoài. Vợ chồng tôi bật khóc nói hai cái thân già này chỉ dựa vào nhau mà sống qua ngày, không còn chút sức lực lẫn tiền bạc nào dư thừa nữa.

Thấy chúng tôi làm căng, nó nói không cần tới người khác phải giúp đỡ nhưng dọa sẽ chết, mà nếu nó không chết thì cũng sẽ có dân xã hội đen đến nhà đòi nợ. Biết tính nó nói là làm, vợ chồng chúng tôi lại chạy vạy vay mượn, cắm cả sổ đỏ lấy tiền cứu con. Tuy nhiên, lần này chúng tôi đưa ra thỏa thuận, nó phải đi làm để trả nợ hàng tháng cho chúng tôi.

Sau đó, con tôi xin được một chân đi phụ giúp bắc rạp đám cưới, vận chuyển đồ đạc lẫn các dịch vụ cưới xin khác. Công việc thời vụ, chỉ kiếm được đôi chút khi tới mùa cưới xin, số tiền nợ đến nay vẫn còn rất nhiều.

Chúng tôi đã quá chán nản với đứa con trai phá gia chi tử. Con hư tới nước này cũng do chúng tôi quá nhu nhược và chiều chuộng dẫn đến nó lấn sâu vào con đường chơi bời không lối thoát.

Giờ nó đã chừng này tuổi, giáo dục bằng đòn roi không hiệu quả, còn ngồi nghe bố mẹ rao giảng thì nó cũng không muốn. Chúng tôi phải làm sao với con đường dài trước mắt. Khi chúng tôi nhắm mắt xuôi tay rồi, ai sẽ là người tiếp tục gánh vác nghiệp chướng này?

Có lẽ bạn sẽ cho rằng đây là kết quả của việc giáo dục trẻ nhỏ không tốt. Những đứa trẻ không biết vâng lời bây giờ quá nhiều. Lẽ nào chúng đều tới để báo oán hay sao?

Điều này bạn cần phải tự hỏi bản thân mình xem trong cuộc sống bạn vui vẻ làm việc thiện, vui vẻ bố thí nhiều hơn hay thường nghĩ cách chiếm lợi của người khác nhiều hơn, đối với tiền bạc, bạn có kỳ kèo thêm bớt hay không. Đạo lý chính là như vậy.

3. Loại duyên thứ 3: Đòi nợ

Đời trước bạn nợ tiền của con bạn còn chưa trả hết, thì đời này chúng sẽ tới đòi nợ bạn, đòi đủ rồi thì nó sẽ tự rời bỏ bạn mà đi. Bạn nợ càng nhiều thì chúng đòi bạn càng nhiều.

Thông thường bạn nợ ít thì những đứa trẻ ấy sẽ rời bỏ bạn khi mới 3, 4 tuổi vì một lý do nào đó như ốm đau, t.a.i n.ạ.n. Nếu bạn nợ nhiều, thì đứa trẻ sẽ rời bỏ bạn khi nó được 11, 12 tuổi, thậm chí là khi vừa mới tốt nghiệp đại học xong, khiến bạn đau khổ không thiết sống trên cõi đời này nữa.

Có một loại duyên gọi là đòi nợ, chúng sẽ hay ốm đau, thậm chí “rời bỏ bạn”.

4. Loại duyên thứ 4: Trả nợ

Có người đòi nợ thì cũng có người trả nợ. Loại duyên phận này hơi giống với những đứa trẻ tới báo ân. Nhưng sự khác biệt giữa hai loại này cũng khá rõ ràng. Nếu đứa trẻ nợ bạn nhiều tiền, sau khi trưởng thành nó sẽ cung cấp cho cha mẹ một cuộc sống khá tốt, để bạn có thể vui vẻ an hưởng tuổi già.

Còn nếu chúng chỉ nợ bạn chút tiền, thì sau khi lớn lên tự nhiên chúng cũng sẽ không cho bạn quá nhiều. Có khi mỗi tháng chúng chỉ đưa cho bạn một số tiền sinh hoạt ít ỏi. Đôi khi là cha là mẹ bạn còn phải sống dựa vào con cái.

***

Phật nói rằng, nếu bạn và đứa trẻ không có bất kỳ mối nhân duyên nào thì chúng sẽ không tới nhận bạn làm cha mẹ. Có thể thấy rằng, bạn sinh con trai hay sinh con gái kỳ thực số mệnh sớm đã có an bài. Con bạn sau này có tương lai hay không, có ngoan ngoãn nghe lời hay không cũng sớm đã có định mệnh.

Nếu sinh con ra không được như ý muốn thì cũng đừng buồn giận, chỉ là ta đang phải trả nghiệp cho kiếp trước hay cho những gì ta làm trong quá khứ mà thôi.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/vi-sao-dua-tre-lai-muon-dau-thai-vao-nha-ban-du-co-con-hay-khong-ban-cung-nen-doc-d166156.html