Buồn ngủ mệt mỏi cả ngày là bất thường?
Giấc ngủ có vai trò quan trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Sau một giấc ngủ, cơ thể được nghỉ ngơi, sẽ có đủ năng lượng để tiếp tục học tập, làm việc. Người bình thường mỗi ngày ngủ từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm. Tuổi tác sẽ ảnh hưởng đến thời lượng giấc ngủ mỗi ngày và cũng khác nhau ở mỗi người.
Buồn ngủ mệt mỏi cả ngày là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mất sức, cơ thể cần được nghỉ ngơi. Có thể bạn không cần một giấc ngủ dài, bạn chỉ cần nằm xuống và nghỉ ngơi một lát. Tuy nhiên cũng có thể là triệu chứng của bệnh nào đó. Để xác định được nguyên nhân chính xác lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì, bác sĩ cần đánh giá rất cẩn trọng tình trạng, triệu chứng của người bệnh.
Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì?
Mệt mỏi, buồn ngủ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất làm việc và học tập. Việc ngủ ít vào ban đêm sẽ làm bạn buồn ngủ vào ban ngày. Tuy nhiên, tại sao lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi? Lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi là bệnh gì? Bạn có thể tìm hiểu một số nguyên nhân dưới đây:
Dưới đây là những căn bệnh bạn có thể gặp phải nếu cảm thấy buồn ngủ ngay cả ban ngày:
Bệnh suy giảm tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyển nhỏ ở cổ. Nó điều khiển sự trao đổi chất, chuyển dưỡng thực phẩm thành năng lượng. Khi tuyển giáp hoạt động kém hiệu quả, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, uể oải.
Tuyến giáp nằm ở phía trước khí quản có chức năng sản xuất ra hormone T3, T4 cũng như điều hòa quá trình chuyển hóa.
Suy giảm tuyến giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, ảnh hưởng đến các hoạt động và chức năng trong cơ thể khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.
Hơn nữa, tuyến giáp còn là nơi sản sinh hormone thyrotropin có ảnh hưởng đến giấc ngủ thông qua vùng dưới đồi. Khi tuyến giáp bị suy yếu sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone thyroxine suy giảm dẫn đến giấc ngủ bị rối loạn, cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày và khó ngủ vào ban đêm.
Bệnh đái tháo đường
Bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2 sẽ không chuyển hóa được đường glucose thành năng lượng khiến lượng đường trong máu tăng cao và không có đủ năng lượng cung cấp cho cơ thể hoạt động, vì thế người tiểu đường tuýp 2 sẽ thường thấy cảm giác mệt mỏi, uể oải, thèm ngủ.
Trong bệnh tiểu đường, do tình trạng rối loạn chuyển hóa mà nồng độ đường trong máu cao bất thường trong khi các tế bào thì lại không được cung cấp đủ đường đế chuyển thành năng lượng cho cơ thể. Do đó, người bệnh luôn cảm thấy cơ thể buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi mặc dù vẫn ăn uống đầy đủ.
Bệnh mất ngủ kinh niên
Bệnh này khiến bạn rất buồn ngủ vào ban ngày nhưng đến ban đêm bạn không thể ngủ được. Nhiều người đối phó với căn bệnh mất ngủ kinh niên cũng không hề dễ dàng, dẫn đến kiệt quệ về sức khỏe, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và não bộ.
Mất ngủ kinh niên (mất ngủ mạn tính) là tình trạng khó vào giấc và duy trì giấc ngủ ban đêm kéo dài hơn 1 tháng.
Đối với người trưởng thành cần ngủ từ 7 – 9 giờ mỗi đêm, để cơ thể được nghỉ ngơi và tình táo vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, mất ngủ khiến người bệnh ngủ chập chờn, thậm chí không ngủ được gây tình trạng buồn ngủ quá mức vào ban ngày.
Trầm cảm
Trầm cảm là căn bệnh ảnh hưởng đến cách chúng ta ăn, ngủ, cảm nhận về bản thân mình và những người khác. Nếu không điều trị, triệu chứng này có thể kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm.
Điều này sẽ khiến bạn giảm năng lượng, thay đổi thói quen, giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, đồng thời các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung, cảm xúc tuyệt vọng, tiêu cực cũng xuất hiện.
Các vấn đề tâm lý thường gặp trong cuộc sống như lo âu, rối loạn cảm xúc có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi của cơ thể. Một số triệu chứng thường gặp như lo lắng, bồn chồn,… khiến bạn không ngủ được, cơ thể luôn trong cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ.
Ngoài ra, các vấn đề tâm lý còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày, khiến bạn chán ăn, lười làm việc, thiếu động lực dẫn đến cơ thể ngày càng tiều tụy, thiếu sức sống.
Trầm cảm là một bệnh về tâm thần, liên quan đến các rối loạn cảm xúc và mất động lực trong thời gian dài. Bệnh có thể gây rối loạn giấc ngủ, thiếu tự tin, thay đổi tâm trạng (buồn rầu, cáu gắt),…
Rối loạn giấc ngủ là một triệu chứng của bệnh trầm cảm, biểu hiện thường gặp là thức giấc sớm, thời gian ngủ ngắn,, ngủ không đủ giấc và tình trạng muốn ngủ nhưng không ngủ được làm cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi và buồn ngủ cả ngày.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại chính nó và tấn công các khớp khỏe mạnh, đôi khi khiến cho sụn và xương không thể phục hồi. Viêm khớp dạng thấp có thể khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, thiếu năng lượng, mất cảm giác ngon miệng, đau khớp và thèm ngủ.
Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn, mạn tính do các rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra, khi hệ thống miễn dịch tự tấn công vào các mô trong cơ thể. Bệnh gây cứng khớp, đau khớp, sưng khớp ở tay và chân.
Nhiều người bệnh viêm khớp dạng thấp thường bị thiếu ngủ khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, dẫn đến tình trạng uể oải, buồn ngủ dữ dội vào ban ngày. Do tình trạng cứng khớp cùng các cơn đau nhức dữ dội về đêm.
Thiếu máu
Thiếu máu khiến cho não bộ và hệ thống thần kinh không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết để duy trì hoạt động ở trạng thái bình thường. Hậu quả là dẫn đến chứng mệt mỏi, buồn ngủ, cơ thể chậm chạp, lờ đờ, mất tập trung… Biện pháp cải thiện tình trạng này đó là chúng ta cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể thông qua đường uống hoặc các thực phẩm giàu sắt như gan, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt…
Thiếu máu là một tình trạng sụt giảm lượng huyết sắc tố hoặc lượng hồng cầu ngoại vi, dẫn đến thiếu oxy ở các mô trong cơ thể. Đây là bệnh lý thường gặp, đặc biệt là ở phụ nữ đang mang thai hoặc những người vừa trải qua phẫu thuật.
Thiếu máu khiến cho não bộ cũng như các tế bào thần kinh không được cung cấp đầy đủ oxy dẫn đến cảm giác mệt mỏi, hay buồn ngủ, lờ đờ, dễ mất tập trung. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu, có thể do cơ thể thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12. Hoặc do mất máu kéo dài (rong kinh, chảy máu chân răng kéo dài, trĩ). (Xem thêm các sản phẩm axit folic giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giúp bổ sung sắt cho cơ thể, hỗ trợ tạo hồng cầu, giúp giảm nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt).
Cơ thể thiếu vitamin
Các vitamin và khoáng chất tham gia vào nhiều hoạt động quan trọng trong cơ thể, giúp chuyển hóa năng lượng và duy trì sự khỏe mạnh cho các cơ quan. Tuy nhiên, hầu hết các vitamin cơ thể không tự tổng hợp được mà cần bổ sung vào từ các loại thực phẩm như thịt cá, trứng, trái cây,…
Việc thiếu hụt vitamin và khoáng chất lâu dài ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, khiến cơ thể không thể tổng hợp các chất cần thiết dẫn đến cảm giác mệt mỏi, chán ăn, hay buồn ngủ kéo dài.
Bệnh về gan
Một khi gan bị tổn thương thì các hoạt động của gan sẽ bị ảnh hưởng, khiến gan không thể dự trữ vitamin, khoáng chất; sản xuất ra protein mới cho cơ thể; tạo ra năng lượng một cách nhanh chóng khi cần thiết nữa. Chính vì lí do này mà những người bị tổn thương gan thường cảm thấy buồn ngủ bất kể ngày hay đêm.
Hay mệt mỏi và buồn ngủ đặc biệt là vào ban ngày có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan. Khi gan gặp vấn đề khả năng giải độc và chuyển hóa của cơ thể cũng bị ảnh hưởng dẫn đến cơ thể thường thiếu hụt năng lượng và luôn rơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi.
Ngoài ra, gan cũng ảnh hưởng đến sự bài tiết của hormon melatonin – hormone đóng vai trò điều hoà giấc ngủ, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ vào ban ngày.
Bệnh tim
Buồn ngủ, mệt mỏi, mất sức cũng là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tim. Bệnh tim làm cho tuần hoàn máu không lưu thông, các chất thải trong quá trình trao đổi chất sẽ tích lũy trong các mô về lâu dài sẽ gây ức chế thần kinh, gây ra mệt mỏi. Tuy nhiên buồn ngủ do bệnh tim không có tính đặc thù, nó rất khó để phân biệt với triệu chứng gây ra bởi các bệnh khác. Bên cạnh đó, bệnh tim còn có thêm các triệu chứng khác như khó thở, tức ngực…
Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, bên cạnh các biến chứng tim mạch thì bệnh còn gây khó ngủ, khiến cơ thể không được nghỉ ngơi đủ dẫn đến hay buồn ngủ.
Điều này là do những cơn khó thở xuất hiện bất chợt vào giữa đêm, kèm cơn ho khan, chứng tiểu đêm làm người bệnh dễ thức giấc và giấc ngủ chập chờn.
Chứng dị ứng thực phẩm
Thực phẩm đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe, chúng cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong cơ thể. Tuy nhiên, tình trạng không dung nạp hoặc dị ứng thức ăn có thể khiến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, buồn ngủ.
Để loại trừ khả năng dị ứng thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe, bạn có thể thử loại bỏ một số loại thực phẩm nghi ngờ có liên quan đến triệu chứng buồn ngủ trong vòng 10 – 30 phút sau khi ăn. Để đảm bảo an toàn, bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm dị ứng thực phẩm.
Suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh là tình trạng hệ thần kinh làm việc quá mức dẫn đến các rối loạn và hậu quả là suy giảm chức năng thần kinh.
Người bệnh còn có thể gặp tình trạng giấc ngủ chập chờn, gián đoạn là triệu chứng thường gặp trong suy nhược thần kinh. Điều này gây nên trạng thái thiếu ngủ làm người bệnh không ngủ đủ giấc và buồn ngủ dữ dội vào ban ngày
Căng thẳng kéo dài
Những người thường xuyên gặp áp lực, căng thẳng rất dễ bị mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, hay bị tỉnh giấc lúc nửa đêm,… Do đó, một giấc ngủ thực sự của họ lại không đáng kể và dẫn tới tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.
Sử dụng một số thuốc gây buồn ngủ
Hay buồn ngủ nhiều cũng có thể do một số loại thuốc an thần gây ngủ, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc điều trị tăng huyết áp hoặc các thuốc giảm đau thuốc giảm đau opioid. Chúng có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương gây ra các phản ứng ADR (tác dụng phụ) như buồn ngủ kèm mệt mỏi.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hội chứng ngưng thở khi ngủ là sự rối loạn giấc ngủ gây ra bởi sự tắc nghẽn đường hô hấp trên. Hội chứng ngưng thở khi ngủ được định nghĩa là có trên 10 giây ngưng thở hay giảm thở lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Triệu chứng có thể gồm: Bồn chồn, ngủ ngáy, ngủ ngày quá mức, đau đầu buổi sáng,… Trong độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi, có khoảng 23% nữ và 13% nam có triệu chứng ngủ ngày khi mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Lười vận động
Vận động thể chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Thường xuyên tập luyện giúp bạn khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Đặc biệt, một số bài tập nhẹ nhàng trước khi đi ngủ còn giúp bạn ngủ sâu giấc hơn và những bài tập thể dục buổi sáng sẽ giúp bạn hưng phấn, tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn.
Ngược lại, thói quen ít vận động lại khiến cho cơ thể có xu hướng muốn được nghỉ ngơi, thích ngủ nhiều hơn. Đây là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, khi nhiều người có thói quen lạm dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,…
Tập luyện sai cách
Nếu bạn tập thể dục đúng cách, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thực hiện những bài tập quá nặng, tập quá nhiều, có thể khiến cho cơ thể bị suy kiệt. Dù đã có một giấc ngủ kéo dài, cơ thể vẫn chưa thể hồi phục hoàn toàn và xảy ra tình trạng buồn ngủ vào ban ngày.
Béo phì
Theo Hội y học giấc ngủ Việt Nam (1), béo phì và các vấn đề liên quan đến giấc ngủ có mối quan hệ hai chiều. Các vấn đề về rối loạn chuyển hóa, mất cân bằng hormone, tình trạng viêm mạn tính và sự căng thẳng tâm lý ở người béo phì có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chu kỳ giấc ngủ. Vì vậy, người béo phì có thể gặp phải các triệu chứng về rối loạn giấc ngủ chẳng hạn như mệt mỏi sau khi thức dậy, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, ngủ chập chờn…
Các nguyên nhân khác
–Khi sử dụng các chất kích thích: như rượu bia, thậm chí là các chất gây nghiện, sẽ gây tình trạng buồn ngủ mệt mỏi. Tình trạng này xảy ra khi dừng sử dụng thuốc. Do đó lúc nào cũng buồn ngủ mệt mỏi có thể là do ngưng sử dụng các chất kích thích sau quá trình sử dụng lâu dài.
– Do đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ mạn tính:
+ Đối với mẹ bầu: Tình trạng ốm nghén, tiểu đêm hoặc do thai nhi ngày càng phát triển và lớn dần lên trong bụng mẹ,… khiến chị em dễ bị mệt mỏi và có xu hướng muốn nghỉ ngơi nhiều hơn, dễ bị buồn ngủ vào ban ngày.
+ Phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh hay phải đối mặt với những vấn đề như đổ mồ hôi vào ban đêm, thường xuyên bốc hỏa,… Những triệu chứng này dễ gây giảm chất lượng giấc ngủ và do đó, chị em ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.
Cách khắc phục chứng buồn ngủ mệt mỏi
Khi tình trạng xảy ra kéo dài, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình. Một số biện pháp có thể khắc phục tình trạng buồn ngủ mệt mỏi mà bạn có thể áp dụng khi xác định rõ là không phải do bệnh lý hay do sử dụng các chất kích thích:
- Tìm cho mình một chỗ ngủ yên tĩnh, tránh xa các thiết bị di động như laptop, điện thoại. Bạn nên tạo cho mình không gian thoải mái khi ngủ, cũng như nên tắt đèn để dễ ngủ hơn.
- Ăn uống đủ chất, nhất là đừng quên bữa sáng. Điều này giúp cho cơ thể có đủ chất dinh dưỡng, các vitamin và khoáng chất cần cho hoạt động sống. Nạp đủ protein hoặc tinh bột vào buổi sáng để không bị tình trạng mệt mỏi khi não thiếu năng lượng cả ngày.
- Uống nước đủ 2 lít mỗi ngày. Tuy nhiên không uống nhiều nước trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm, giấc ngủ bị ngắt quãng khi phải thức giấc giữa đêm.
- Kiểm soát tốt cân nặng nếu gặp tình trạng thừa cân béo phì. Bởi vì thừa cân béo phì ảnh hưởng đến đường hô hấp khi thở, có thể gây ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ.
Để khắc phục tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ, cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh là gì và thực hiện điều trị theo nguyên nhân. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
– Cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng những cách sau:
+ Không nên ngủ vào ban ngày hoặc nếu có thì chỉ ngủ trong thời gian ngắn.
+ Không nên dùng những chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá,… để tránh dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm.
+ Trước giờ đi ngủ, có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng như đi dạo bộ, tập yoga,… Những bài tập này có tác dụng giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ ngon hơn
+ Vào bữa tối, không nên ăn quá no, không ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, không ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, những món ăn khó tiêu, đặc biệt lưu ý không nên ăn quá sát giờ đi ngủ.
+ Khi đã lên giường để đi ngủ thì không nên dùng điện thoại. Thay vì dùng điện thoại, bạn nên thư giãn bằng nhiều phương pháp khác như đọc sách, nghe nhạc,…
+ Phòng ngủ cần đảm bảo sạch sẽ, nhiệt độ vừa phải, không quá nóng và không quá lạnh, đảm bảo yên tĩnh và không quá nhiều ánh sáng.
+ Có thể dùng trà hoa cúc, trà gừng, trà hoa oải hương hay nước lá tía tô,… để giúp bạn có giấc ngủ chất lượng hơn.
– Bổ sung đủ dưỡng chất để giúp cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, hạn chế tình trạng thường xuyên buồn ngủ vào ban ngày.
– Thường xuyên vận động, nhưng lưu ý không tập quá sức.
– Kiểm soát căng thẳng bằng nhiều biện pháp khác nhau như đi dạo, thiền định, làm những việc mình yêu thích, chẳng hạn như vẽ, may vá, trồng cây,… Trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần gặp bác sĩ tâm lý để được tư vấn và hỗ trợ.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Khi bạn hoặc người thân có gặp bất cứ dấu hiệu nào dưới đây, mất ngủ trong thời gian dài, hãy liên lạc để được bác sĩ thăm khám:
- Buồn ngủ do tình trạng thiếu ngủ kéo dài.
- Buồn ngủ nhưng không ngủ được vào ban đêm do luôn cảm thấy bồn chồn, bất an.
- Buồn ngủ do giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn bởi những cơn đau nhức.
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày.
Nếu tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng bạn cần đến gặp bác sĩ
Các chẩn đoán/xét nghiệm
Bác sĩ có thể hỏi về tình trạng giấc ngủ để xác định khoảng thời gian ngủ bạn. Ngoài ra, các xét nghiệm để chẩn đoán các bệnh lý có liên quan cũng có thể được chỉ định như: xét nghiệm máu, đo điện tim, sóng não, cử động mắt,…
Nếu bạn cảm thấy có những sự thay đổi bất thường trong giấc ngủ thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt , vì nó sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân một cách nhanh nhất để có cách điều trị thích hợp .