Ngày 20/5, Công an thành phố Dĩ An (Bình Dương) cho biết, sau khi hoàn tất công tác khám nghiệm, cơ quan chức năng đã bàn giao th. i th. ể nam thanh niên cho gia đình lo hậu sự.
Theo thông tin từ cơ quan công an, tối 18/5, người thân phát hiện anh V.L. (21 tuổi, ngụ TPHCM) nằm bất động trong phòng ở nhà kho trên đường Hai Bà Trưng (phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An).
Tại hiện trường, một cục sạc pin điện thoại đang cắp vào ổ điện. Dây điện nằm trên người anh L. Bàn tay của nạn nhân bị cháy sém.
Hiện trường vụ việc
Qua kiểm tra, hình ảnh từ camera ghi lại cho thấy, anh L. đang vừa sạc pin vừa dùng điện thoại thì bất ngờ bị điện giật nằm bất động, đến khi vụ việc được phát hiện thì nạn nhân đã t. ử v. ong.
Người dân địa phương cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, khu vực này trời mưa lớn kèm sấm sét.
Ngay sau khi nhận được tin báo, Công an thành phố Dĩ An đã đến khám nghiệm hiện trường, tử thi để điều tra nguyên nhân vụ việc.
Vì sao không nên dùng điện thoại khi đang sạc pin?
Theo các chuyên gia, bất kỳ dòng điện thoại nào cũng có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng cách, hoặc linh kiện của bộ sạc không không rõ nguồn gốc.
Trong quá trình sạc, nếu các linh kiện điện tử không đảm bảo chất lượng, có thể dẫn tới việc điện áp cao phóng thẳng tới điện thoại liên tục hoặc tức thì, gây ra hiện tượng điện giật nguy hiểm cho người sử dụng, nhất là điện thoại có vỏ kim loại.
Để hạn chế những rủi ro, tốt nhất là không vừa dùng điện thoại vừa sạc và chỉ dùng khi pin đã đầy. (Ảnh minh hoạ)
Để hạn chế những rủi ro, tốt nhất người sử dụng không dụng các bộ sạc trôi nổi, không rõ xuất xứ. Đặc biệt, tuyệt đối không vừa dùng điện thoại vừa sạc và chỉ dùng khi pin đã đầy.
Trong tình huống điện thoại cạn pin nhưng có việc gấp phải sử dụng, khuyến nghị được đưa ra là nên sạc tạm một khoảng thời gian tính bằng phút để đủ lượng pin cho việc sử dụng sau khi đã rút dây sạc ra khỏi điện thoại, khi nào sử dụng xong mới nên sạc tiếp.
Hiện nay, hầu hết các thương hiệu điện thoại đều đã ứng dụng công nghệ sạc nhanh,vì vậy có thể hỗ trợ hữu hiệu cho việc sử dụng điện thoại cấp thời trong tình huống máy bất chợt hết pin.
Điện thoại sắp hết pin không nên cố dùng vì khiến máy nóng và dễ gây nổ, ảnh: dSD
Dấu hiệu cảnh báo điện thoại có thể sắp nổ hoặc gây nguy hiểm ai cũng nên biết để phòng tránh nha. Thực tế đã xảy ra nhiều vụ rồi nên không thể chủ quan được đâu
Điện thoại có dấu hiệu nóng bất thường
Điều này thường xảy ra khi bạn mua điện thoại hỏng, hoặc điện thoại cũ bị thay thế phụ kiện mà bạn không biết. Nếu đang sử dụng mà bạn tự dưng thấy điện thoại nóng lên trong khi mình không hề tác động tới thì bạn cần chú ý. Có thể đây là dấu hiệu điện thoại có thể phát nổ nếu tiếp tục sử dụng.
Có dấu hiệu hỏng hóc
Việc đánh rơi hay để điện thoại va chạm mạnh với vật xung quanh có thể khiến linh kiện, bộ phận bị hỏng hóc. Điều này khiến các bộ phận bị ảnh hưởng bắt đầu phát những tín hiệu lạ. Đồng thời điện thoại có thể phát nổ nếu tình trạng này kéo dài hơn.
Pin điện thoại có vấn đề
Pin điện thoại là vấn đề lớn trong các vụ nổ điện thoại gần đây. Pin kém chất lượng, xuống cấp cũng làm cho thiết bị điện tử trở nên tệ hơn. Chưa kể những nguy cơ về vấn đề chập cháy, thậm chí nổ cũng là rất lớn. Vì vậy cần chú ý, tránh để tình trạng pin quá tệ, chẳng hạn như tình trạng phồng pin.
Khi sạc điện thoại thấy nóng lên hẳn
Khi thấy sạc điện thoại có dấu hiệu nóng lên, người dùng cần chú ý để tránh tình trạng nổ điện thoại gây chết người.
Sạc điện thoại thấy vào pin chậm
Điện thoại bị nổ khi đang sạc là chuyện có thể gặp khi bạn cắm một bộ sạc không phải của điện thoại. Khi đó dấu hiệu đầu tiên chính là pin vào rất chậm, thậm chí càng sạc pin càng xuống nhanh. Tình trạng kéo dài có thể khiến điện thoại nổ nhanh chóng.