Giữa thời buổi bão giá như hiện nay, không ít gia đình đã chọn cách tiết kiệm để lo toan cho sau này. Dù thu nhập của hai vợ chồng thuộc diện khá giả, nhưng họ vẫn tuân thủ nguyên tắc tiêu 1 giữ 3 để có khoản tiết kiệm. Sau khi câu chuyện được người vợ chia sẻ trên mạng xã hội, rất nhiều bình luận để lại ý kiến trái chiều. Người thì đồng tình với cách chi tiêu, người lại cảm thấy cuộc sống như vậy khổ vợ khổ con.
Theo như chị T, việc chi tiêu trong nhà là do chồng chị lên kế hoạch. Cứ đến cuối tuần, anh sẽ lên thực đơn cho tuần tới. Những món ăn điểm mặt gọi tên trong bữa cơm của gia đình chị sẽ là đậu, trứng, thịt lợn, lạc, các loại cá khô. Bên cạnh đó, anh T.K, chồng chị còn đặt ra tiêu chuẩn mỗi ngày không được vượt quá 100 nghìn. Có khi, chị đi chợ chỉ để mua mớ rau cải cúc về nấu mì tôm. Hai đứa trẻ thì ăn mì tôm, còn vợ chồng chị trộn nước canh với cơm. Cơm canh đạm bạc, khiến cô con gái thứ 2 nhà chị phải thốt lên rằng: “Cơm ở căng tin trường con còn ngon hơn ở nhà”.
Ngoài quản lý về việc ăn uống, anh T.K còn quản lý cả việc sắm sửa trong gia đình. Chỉ đầu năm học và Tết, hai đứa con mới được sắm sửa 2 bộ quần mới. Còn đâu là đi xin quần áo từ họ hàng, đồng nghiệp cho con mặc. Đợt đám cưới em trai, chị T muốn mua chiếc váy mới để diện, chồng chị đay nghiến suốt một tuần khi trong tủ quần áo đã có 5 chiếc váy rồi.
Nếu gia đình nghèo khó đã đành, đằng này tổng thu nhập của hai vợ chồng ngót nghét 40 chục triệu. Thậm chí, lương của chị còn cao hơn lương của chồng. Dù đã nhiều lần góp ý rằng nhà cửa đoàng hoàng, con cái cũng lớn cả rồi, hai vợ chồng không cần tiết kiệm quá mức như thế. Nhưng chồng chị gạt phăng đi, chỉ cho phép tiêu 10 triệu mỗi tháng, còn 30 triệu phải bỏ vào tiết kiệm.
Khi chị muốn cải thiện thực đơn cho các con, anh còn tỏ rõ thái độ: “Ăn nhiều dễ dẫn đến béo phì, tiểu đường, mỡ máu…,báu bở gì”.
Theo anh T.K, anh đang áp dụng quy tắc “sống tối giản của người Nhật” vào gia đình mình. Đất nước văn minh và giàu có gấp nhiều lần nước ta mà dân họ còn làm vậy. Thì mình phải học hỏi theo là lẽ thường tình. Học theo lối sống tối giản, anh đặt ra quy tắc 3 không, 2 có trong gia đình và bắt vợ con phải tuân thủ theo. Trong đó, 3 Không là: Không la cà quán xá – Không mua sắm linh tinh – Không tụ tập đàn đúm và 2 Có là: Có Để mới Có Tiền.
Thậm chí, sau 9h là nhà anh phải tắt toàn bộ điện đóm. Chỉ đèn học của hai con mới được bật.
Ngay khi câu chuyện của gia đình chị T và anh T.K được chia sẻ, một gia đình ở Nam Định cũng để lại bình luận về kế hoạch chi tiêu của gia đình mình. Anh H.C cảm thấy đồng tình với cách chi tiêu này của gia đình anh T.K.
“Gia đình tôi cũng chi tiêu tương tự như này. Thời buổi lạm phát hiện nay, dễ mất việc như chơi. Nếu không biết cách chi tiêu, sau này lỡ có gì xảy ra thì đi vay ở đâu được tiền?”.
Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác lại:
Sống như này khổ vợ khổ con.
Với các trường hợp khác mình vote ly hôn, nhưng riêng anh này thì Không. Chị mà để anh ấy sểnh ra, lại khổ người khác.
Một mình khổ chưa đủ hay sao mà còn bắt vợ bắt con khổ theo. May quá không phải chồng mình.
Nhà mình lương 50 triệu mà tháng nào cũng hết nhẵn. Tiêu kiểu gì tài vậy?
Vấn đề chi tiêu trong gia đình vốn là chủ đề nhạy cảm, chỉ người trong cuộc mới hiểu. Nên người ngoài như chúng ta chỉ biết nghe để đấy thôi. Tuy nhiên, giữa thời buổi lạm phát như hiện tại, gia đình bạn cũng nên có kế hoạch chi tiêu để còn có những khoản lo liệu cho tương lai.