Sau khi nuôi nấng cháu nội, tôi nhận ra rằng thay con cái chăm cháu là điều tôi hối tiếc nhất

Nhiều người giao con cho ba mẹ chăm sóc như là lẽ đương nhiên. Không quan tâm đến cảm xúc của ông bà đã đành, có khi còn quay lại trách móc, đổ lỗi đấng sinh thành.

Sau khi những đứa con lập gia đình và sinh con, việc con cái phó mặc cháu cho ông bà chăm sóc là chuyện hết sức bình thường và phổ biến. Dường như đây đã trở thành một thói quen, cũng trở thành nhiệm vụ của các bậc cha mẹ.

Khi có con thì chăm con, đến khi chúng lập gia đình, thay vì chăm con, các bậc ông bà lại tiếp tục công việc chăm sóc những đứa cháu của mình. Có thể vì thế mà tình cảm với cháu nội trở nên thân thiết hơn. Nhiều ông bà cũng không từ chối, bởi việc này sẽ giúp được con cái của họ giảm áp lực cuộc sống, mà còn giúp cho họ vơi đi nỗi cô đơn, lẻ loi khi về già. Nhưng liệu đây có phải là một việc tốt hay không? Thực tế, có rất nhiều người cho rằng là tốt, nhưng chỉ khi các cháu lớn lên, họ mới nhận ra và thấy hối hận.

Như câu chuyện của bà Mai 72 tuổi, bà bảo rằng: “Chỉ đến khi nuôi nấng cháu nội, tôi mới biết rằng thay con cái chăm cháu là con dao hai lưỡi tàn nhẫn”. Nội dung câu chuyện của bà như sau: “Tôi năm nay đã 72 tuổi hiện đã nghỉ hưu. Thay vì việc nghỉ hưu đúng tuổi, tôi lựa chọn nghỉ hưu ở độ tuổi 55, để về nhà chăm sóc cháu nội. Lúc đó, nhiều đồng nghiệp, bạn bè, người thân đã nói rằng tôi ngu ngốc. Nói rằng việc chăm cháu không phải trách nhiệm của mình, tội gì phải lo.

Nghỉ hưu thì nên dành thời gian cho bản thân, tận hưởng cuộc sống mới phải. Người khác cho rằng việc giúp con cái chăm cháu không phải là trách nhiệm của mình, nhưng nếu còn sức khỏe thì tôi nhất định sẽ giúp các con. Như vậy, các con mới có thể bớt gánh nặng.

Người ta thường bảo, sau khi nghỉ hưu, con người sẽ hay rơi vào tâm trạng buồn chán. Dẫn đến cáu gắt và khó tính, việc có cháu nhỏ sẽ mang đến một tinh thần vui vẻ hơn. Vả lại, tôi về hưu sớm hơn chồng, ngày nào cũng ở nhà chờ chồng đi làm về rồi hầu hạ, như thế tôi không chịu được. Tôi chọn đến nhà con trai để trông cháu. Mặc dù có rất nhiều việc phải làm, từ lo cho cháu ăn uống, đến dẫn cháu đi chơi. Ngay cả công việc nhà tôi cũng làm, tôi chưa bao giờ than phiền một lời nào. Chỉ thế này thôi, tôi cũng cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa và đủ lắm rồi. Nhiều lần vợ ốm, tôi về nhà phục vụ, mấy ngày xa cháu, tôi như thiếu vắng cái gì đó.

Tôi cảm thấy nhớ cháu trai của mình. Có lẽ vì tôi quá nuông chiều cháu, nên lớn lên nó luôn dựa vào tôi. Hễ cháu muốn thứ gì mà bố mẹ nó không cho, thì nó sẽ quay sang đòi tôi mua bằng được. Tôi không tiếc, tôi đồng ý và mua đồ cho cháu bằng tiền riêng của mình. Khi còn nhỏ, thì cháu chỉ đòi mua đồ chơi. Nhưng khi đi học, thấy các bạn trong lớp có gì, về nhà cũng đòi cho bằng bạn bằng bè. Lúc thì quần áo hàng hiệu đắt đỏ, lúc thì máy tính bảng,…Nhưng những thứ đó quá đắt, không phù hợp với một đứa trẻ nhỏ nên bố mẹ nó hoàn toàn không đồng ý, lúc đó cháu sẽ bị mật tìm tôi đòi mua. Mỗi lần cháu đòi tôi mua gì, tôi cũng đều đồng ý mà không từ chối.

Tôi nói với con trai và con dâu mua cho cháu máy tính bảng, thì hai đứa đều bảo rằng máy tính bảng sẽ làm cho cháu ham xem hơn học. Nhưng cháu trai chạy đến và kể lể với tôi rằng cả lớp đã có hết, cháu là người duy nhất không có, như vậy sẽ bị các bạn coi thường. Nó còn bảo bố mẹ chỉ biết quan tâm đến điểm số mà không quan tâm đến suy nghĩ và cảm xúc của nó. Nếu mua cho nó máy tính bảng, nó sẽ học tốt hơn. Thực lòng mà nói, khi nghe những lời này, tôi không hiểu vì sao con trai và con dâu lại dứt khoát không mua cho thằng bé. Cuối cùng, sau một hồi đắn đo, tôi đã mua cho cháu một chiếc máy tính bảng.

Nhưng để tránh việc con trai và con dâu trách móc, tôi thậm chí còn giấu giếm để cháu trai trốn ở đâu đó chơi với chiếc máy tính bảng. Càng ngày, tôi càng chiều, cháu lại càng phụ thuộc vào tôi. Hễ có việc gì mà bố mẹ thằng bé không đồng ý, là sẽ chạy qua tìm tôi ngay. Chẳng hạn, mỗi lần họp phụ huynh, không dám cho bố mẹ đi, nên thằng bé toàn bảo tôi đi thay. Vì biết rằng, tôi là bà nó, nếu kết quả học tập có kém, tôi cũng sẽ nhắm mắt làm ngơ. Nhiều lần thằng bé làm gì sai, bị bố mẹ nó mắng, thì lập tức lấy tôi làm lá chắn. Việc làm cháu tôi trở nên dựa dẫm, hư hỏng, đã khiến con trai và con dâu tôi không hài lòng.

Tuy nhiên, thực ra vì tôi đáp ứng mọi yêu cầu mà thằng bé đòi hỏi nên nó mới có ấn tượng tốt với tôi thôi. Khi không làm theo ý thằng bé, nó sẽ không còn yêu quý tôi nữa. Tôi cứ thế ở bên chăm sóc thằng bé cho đến khi nó đi học thì thôi. Khi mới tốt nghiệp ra đi làm. Còn nhớ, có lần thằng bé muốn tôi đưa cho 500 triệu để khởi nghiệp, nhưng tôi không đồng ý. Nó muốn mở một quán game, đối với việc này tôi không tin tưởng chút nào nên đã từ chối. Thằng bé liền quay sang trách móc, thậm chí còn xị mặt, tức giận với tôi. Mỗi dịp Lễ Tết tôi đều muốn cháu về thăm, thì thằng bé bảo công việc rất bận không về được.

Tôi thỉnh thoảng gọi điện thì nó kêu la phiền phức. Những bữa cơm quây quần ăn cơm cùng gia đình, tôi muốn nói chuyện với thằng bé thì nó luôn né tránh và tỏ thái độ ghét bỏ. Cho đến năm ngoái, tôi bị tai nạn xe hơi, phải ở lại nhà con trai nửa năm. Cũng từ ngày đầu tôi chuyển đến ở, thằng bé không ngày nào về nữa, kể cả cuối tuần hay là những bữa cơm tối. Cũng không thấy bóng dáng cháu. Trong lúc đau đớn nhất, tôi cảm thấy rất nhớ cháu, nhờ con trai gọi điện bảo về thăm. Thì thằng bé lạnh lùng bảo rằng: “Con không về đâu, bà nội khó chịu quá, già rồi còn hay cằn nhằn. Hơn nữa, con về cũng có giúp gì được đâu”.

Để không làm tôi buồn, con trai tôi cố gắng nói chuyện, và để tôi nhìn vào màn hình điện thoại. Nhưng sau khi thấy tôi, nó bảo: “Có gì đâu mà nói, mà nhìn, bà chẳng phải nhìn suốt 20 năm rồi sao, không chán à”. Dứt lời, nó tắt máy luôn. Sau khi tắt máy, con trai tôi ra ngoài, tôi nằm trên giường, tủi thân mà khóc. Nghĩ đến đứa cháu mà tôi yêu thương bao năm nay lại trở nên nhẫn tâm đến thế. Có phải vì ngày xưa, tôi không cho nó tiền để khởi nghiệp?

Hay thằng bé cảm thấy tôi trở thành gánh nặng cho nó. Nghĩ đến sự ghẻ lạnh của thằng bé bao năm qua, cũng như những lời nói vô tâm qua điện thoại, tôi thực sự xót xa, tôi cảm thấy rằng không có nỗi đau nào đau bằng nỗi đau này. Cháu trai tôi thế này, đến con trai và con dâu cũng quay qua trách tôi. Sau đó, chúng tôi thường xuyên mâu thuẫn, con trai và con dâu phàn nàn rằng tôi đã chiều chuộng cháu quá nhiều. Khiến cháu càng ngày càng hư hỏng, không hiếu thuận, đến cả bố mẹ nó cũng không để vào mắt.

Vì vậy, sau khi trải qua chuyện này, tôi nhận ra rằng việc thay con chăm cháu không phải là điều gì tốt đẹp, đôi khi nó còn là một con dao hai lưỡi tàn nhẫn. Nhìn bên ngoài, việc giúp con cái chăm cháu là điều tốt, con cái có thể giảm áp lực của cuộc sống. Việc này cũng giúp tinh thần của những người già đỡ cô đơn, tình cảm của ông bà và cháu tốt hơn. Tuy nhiên, mỗi thế hệ sẽ có cách chăm sóc và dạy khác nhau. Ông bà thường chiều chuộng và bao bọc cháu quá mức, cuối cùng sẽ khiến con cái, các cháu sẽ trở nên tồi tệ hơn. Mà ông bà sẽ là những người gánh chịu những hậu quả xấu cuối cùng.

Nếu bạn ở trong vị trí của bà Mai, bạn có chiều chuộng và đáp ứng hết yêu cầu mà cháu đưa ra như thế không?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/sau-khi-nuoi-nang-chau-noi-toi-nhan-ra-rang-thay-con-cai-cham-chau-la-dieu-toi-hoi-tiec-nhat-d21059.html
X