Sau khi kết hôn, vợ tôi vẫn chu cấp tiền sinh hoạt hàng tháng cho bố mẹ đẻ liệu có phù hợp?

Câu chuyện về vợ chồng H và X, dù đã có gia đình nhưng người vợ H vẫn gửi tiền đều đặn cho bố mẹ đẻ. Trong khi đó, X thấy đây là hành động không thể chấp nhận được. Hiện tại, cộng đồng mạng xứ Trung đang “ nổ tranh cãi” về vấn đề

Câu chuyện về vợ chồng H và X, dù đã có gia đình nhưng người vợ H vẫn gửi tiền đều đặn cho bố mẹ đẻ. Trong khi đó, X thấy đây là hành động không thể chấp nhận được. Hiện tại, cộng đồng mạng xứ Trung đang “ nổ tranh cãi” về vấn đề này.

H sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông. Ở vùng quê của H, vẫn giữ thủ tục lạc hậu là gia đình phải có con trai “nối dõi tông đường”. Nhưng khi sinh H, do mất quá nhiều máu nên mẹ cô phải làm cấp cứu, do đó bà không thể tiếp tục sinh con. Trước lời ra tiếng vào của người dân trong thôn, họ đành phải chuyển nhà đến nơi khác vì không thể tiếp tục sống ở đây. Ở nơi đây, họ đều coi thường gia đình cô vì không có con trai.

Sau đó, H theo bố mẹ lên thành phố để lập nghiệp. Cuộc sống nội đô đắt đỏ nên bố mẹ cô phải lao động rất nặng nhọc mới đủ trang trải. Nhưng bù lại chất lượng cuộc sống của gia đình cô được cải thiện. Và họ cũng không phải nghe mọi lời dèm pha từ những người xung quanh, do tư tưởng người dân thành phố hiện đại và cởi mở hơn.

Khi H bắt đầu đi làm, cô đã gặp người chồng hiện tại, đó chính là X. X cũng là con một, hoàn cảnh khá tương đồng với nhà cô. Nên khi họ quyết định đi đến hôn nhân, cả hai bên gia đình đều ủng hộ.

Sau khi kết hôn, H sống cùng với bố mẹ chồng. Bố mẹ chồng của cô hiện tại đã nghỉ hưu, họ chỉ ở nhà dọn dẹp và phụ giúp con cái. Do vậy, vợ chồng cô sẽ biếu ông bà nội một khoản tiền cố định hàng tháng, cũng coi như là phí sinh hoạt đóng góp cho bố mẹ.

Ngoài khoản tiền sinh hoạt hàng tháng mà H biếu bố mẹ chồng, thì X cũng sẽ chu cấp thêm cho ông bà. Nhưng khi biết được H cũng gửi tiền hàng tháng về cho bố mẹ đẻ, thì anh ấy đã phản đối kịch liệt. X đã bắt vợ chấm dứt tình trạng này vào tháng sau.

X cho rằng, H đi lấy chồng thì phải theo nhà chồng, tiền của cô cũng là tiền của gia đình nhà chồng. H đang sống ở nhà chồng, ăn ở nhà chồng thì phải chu cấp tiền cho bố mẹ chồng là điều hiển nhiên. Mà giời H không sống cùng bố mẹ đẻ nữa, thì đâu phải có bổn phận phải chu cấp tiền cho nhà ngoại.

Khi H nghe chồng nói về vấn đề này, cô ấy đã rất tức giận và nói rằng:

“Đây là tiền tôi làm ra, tôi đã đóng góp một khoản với bố mẹ anh để lo liệu sinh hoạt hàng tháng rồi. Anh vẫn cho tiền bố mẹ anh, tại sao lại bắt tôi không được cho tiền bố mẹ mình?

Chính vì tôi mà mẹ không thể sinh thêm con, nhưng họ không một câu oán giận mà chăm sóc và nuôi nấng tôi đến giờ. Đây là lúc tôi phải báo đáp lại công ơn sinh thành của bố mẹ mình”.

Vì vấn đề này mà vợ chồng H – X đã xảy ra chiến tranh lạnh. H đang đau đầu để thuyết phục chồng cô đồng ý về việc biếu tiền nhà ngoại.

Câu chuyện của H nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cư dân mạng Xứ Trung. Dưới bài đăng hàng ngàn lượt bình luận, mà đa phần mọi người đều đồng ý với quyết định của H.

– Thời buổi này nam nữ bình đẳng, con một thì phải phụng dưỡng bố mẹ là điều hiển nhiên.

– Anh chồng này buồn cười nhỉ, anh ta cho được bố mẹ anh ta mà lại cấm vợ cho bố mẹ đẻ là sao?

– Vẫn còn người đàn ông như vậy ư, cấm vợ cho tiền bố mẹ đẻ thật là đáng sợ. Tôi không muốn lấy chồng nữa.

– Trên cuộc đời này thứ ta mắc nợ nhiều nhất đó chính là bố mẹ, có trả hết cuộc đời này cũng không hết nợ.

– Ủng hộ chị vợ biếu tiền nhà ngoại, bố mẹ mình chứ có phải người dưng nước lã đâu.

Theo bạn, phụ nữ sau khi lấy chồng có được mang tiền về nhà ngoại?

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link
X