Sau khi bố mất, mẹ tôi không đóng cửa lúc ngủ, thấy cảnh tượng bên trong, tôi òa khóc

Tôi đã cầu nguyện tất cả, cầu mong cho bố tôi đủ sức để vượt qua chuyện này. Nhưng khi tôi bước chân vào bệnh viện, tôi nhận ra rằng đã quá muộn. Mẹ tôi cho biết, bố tôi ra đi rất nhẹ nhàng. Mặc dù căn bệnh ung thư gan hành hạ hơn một

Tôi đã cầu nguyện tất cả, cầu mong cho bố tôi đủ sức để vượt qua chuyện này. Nhưng khi tôi bước chân vào bệnh viện, tôi nhận ra rằng đã quá muộn.

Mẹ tôi cho biết, bố tôi ra đi rất nhẹ nhàng. Mặc dù căn bệnh ung thư gan hành hạ hơn một năm nhưng cho đến phút cuối bố tôi vẫn rất lạc quan. Tôi không kìm được nỗi buồn mà khóc “Ba ơi, con xin lỗi, con bất hiếu, con về rồi đây!”

Bố tôi bị ung thư gan năm 67 tuổi, tôi bỏ ngoài tai sự phản đối của bố mẹ để lấy chồng ngoại quốc. Tôi nghĩ giao thông thuận lợi, nếu có gì tôi cũng sẽ có thể về quê kịp thời. Nhưng khi bố mẹ cần, tôi chẳng thể nào ở bên được.

Khi bố tôi ốm, tôi có về thăm bốn năm lần. Lần này vì visa có trục trặc nên tôi phải làm lại và mất thời gian chờ đợi. Chỉ hai ngày sau đó, mẹ tôi gọi điện nói rằng bố tôi không ổn. Tôi mua vé máy bay sớm nhất vội vã về nhưng không thể nào gặp mặt bố lần cuối. Tôi biết rằng bố tôi sẽ trách tôi nhiều lắm. Trách móc đứa con gái lấy chồng xa không thèm về để gặp cha lần cuối.

Trong thời gian đó, mỗi ngày bố đau đớn, mẹ là người ở bên cạnh. Bố đau rơi nước mắt, mẹ tôi cũng phải khóc theo. Mẹ tôi là một người phụ nữ mạnh mẽ, tôi chưa bao giờ thấy mẹ tôi khác. Tôi nhớ có lần bố cũng ốm, trước mặt thì mẹ tôi tỏ ra bình thản nhưng bà đã lau đi bao nhiêu giọt nước mắt sau lưng tôi.

Tôi đã từng vô tâm, nghĩ rằng họ không dành cho tôi tình yêu thương. Họ quen nhau trong một lần hẹn hò giấu mặt và cưới nhau sau chỉ 4 lần gặp mặt. Sau cưới họ bận kiếm tiền, rồi sau đó một thời gian tôi được sinh ra.

Mẹ tôi rất cứng đầu và bướng bỉnh, bố tôi cũng chẳng khác gì. Ngày tôi còn nhỏ, hai người vẫn thường cãi vã nhau nhưng khi thấy tôi đều trở nên im lặng, không cãi nhau nữa. Họ có một thỏa thuận rằng không bao giờ cãi nhau trước mặt tôi. Nên tôi càng tin rằng họ không có nhiều tình cảm cho tôi và họ chịu đựng nhau là vì tôi.

Bố và mẹ có tính cách khác nhau. Nếu bố là người cộc cằn, không để ý đến cuộc sống. Thì mẹ tôi lại là người rất tinh tế. Tôi đã từng nhìn thấy việc bố vứt rác phía trước, mẹ là người đi sau để nhặt lại. Vừa nũng nịu vừa cằn nhằn bố.

Theo như tôi nhớ thì lần duy nhất hai người xa nhau đó chính là khi tôi học cấp 3. Tôi phải lên thị trấn học hệ nội trú. Trong 3 năm đó mẹ phải chăm sóc tôi, còn bố thì đi làm ở xa. Cả hai không có nhiều thời gian bên nhau nữa. Nhưng rồi bố tôi đột ngột về.

Mẹ từng cười và nói rằng bố không thể sống thiếu mẹ được, đi đâu cũng sẽ theo mẹ. Bây giờ nghĩ lại đó không phải là một loại tình yêu sao. Người chồng không thể tách rời khỏi vợ.

Sau khi về già, tính tình bố mẹ cũng thay đổi. Nhất là sau lần xa nhau dài, bố và mẹ tôi trở nên thông cảm và yêu nhau nhiều hơn.

Mặc dù thỉnh thoảng mẹ vẫn hay cằn nhằn bố, nhưng bố đều có cách giải quyết khác nhau. Bố chọn cách im lặng không bao giờ còn cãi mẹ vì những chuyện nhỏ bé nữa. Đôi khi hai người tay trong tay tập thể dục vô cùng tình cảm.

Khi bố tôi ốm nặng hơn một năm, chỉ có mẹ ở bên. Mẹ dịu dàng và ân cần chăm sóc bố.

Khi bố tôi đau không chịu nổi, mẹ tôi sẽ lấy một cây kẹo mút và dỗ bố tôi uống thuốc. Khi ông đau đến mức ngủ không được, mẹ sẽ hát cho ông nghe những bài hát ru. Khoảng thời gian, bố tôi bị tiêm, bụng đầy những vết kim xanh tím, mẹ tôi thức cả đêm để xoa bóp cho bố ngủ.

Trước khi mất, bố tôi còn để lại một bức thư. Trong đó, bố tôi có viết để lại hết 500 triệu tiền tiết kiệm của mình cho mẹ, không để lại cho tôi. Tôi biết rằng đó là ý tốt của bố, dù con cái có ngoan đến đâu chưa chắc có thể ở bên cạnh mãi được. Lúc ốm đau bệnh tật cũng chỉ có mẹ ở bên cạnh mà thôi.

Sau khi lo tang lễ cho bố, tôi định đưa mẹ về ở cùng, có người lo cho mẹ nhưng mẹ không chịu. Bà nói rằng căn nhà là kỷ niệm của bố và mẹ. Bà không thể bỏ đi được, bà lưu luyến không nỡ rời đi. Tôi hiểu nỗi lòng của mẹ tôi nên quyết định ở lại nhà thêm vài ngày nữa cho mẹ đỡ buồn.

Từ khi bố mất, mẹ tôi không bao giờ đóng cửa khi ngủ, thỉnh thoảng còn có tiếng động lạ. Tôi không yên tâm nên có hôm lén bước ra cửa thì nhìn thấy cảnh tượng bên trong. Tôi đã vỡ òa nước mắt.

Mẹ tôi ngồi bên cửa sổ, ôm di ảnh của bố tôi mà khóc. Bên cạnh vẫn còn bài hát đang phát trên điện thoại. Hôm sau hỏi mẹ, tôi mới biết rằng đó là bài hát mà bố tôi đã hát cho bà nghe vào ngày kỷ niệm 45 năm ngày cưới. Đó là lần duy nhất và cuối cùng bố tôi hát cho mẹ nghe. Ông ấy rất nhút nhát, mẹ tôi rất xúc động nên đã ghi âm lại giọng hát qua điện thoại.

Mẹ nói không muốn đóng cửa vì sợ nếu đóng cửa bố sẽ không tìm được đường về.

Người mẹ dưới ánh trăng, tay cầm di ảnh của người cha, nhớ lại tiếng hát của người cha bên tai:

“Điều lãng mạn nhất mà em có thể nghĩ đến là cùng anh từ từ già đi, khi chúng ta quá già rồi chẳng thể đi đâu xa, anh vẫn ở đó. Coi em như báu vật trong tay”

Khi còn nhỏ tôi chưa hiểu được tình yêu, bây giờ tôi mới nhận ra rằng cha mẹ và con cái đâu phải là không yêu thương nhau?

Bạn có thực sự hiểu được tình cảm của cha mẹ dành cho nhau hay không? Bạn hãy tự hỏi bản thân rằng đã dành thời gian cho cha mẹ mình hay chưa? Đừng để như tôi, cuối cùng tôi chẳng thể gặp mặt cha lần cuối.

Chia sẻ bài viết:
X