Mì tôm hay mì ăn liền là món khoái khẩu của nhiều người bởi sự nhanh gọn và thuận tiện. Tuy nhiên, nhiều người lo ngại mì tôm quá “nghèo” dinh dưỡng, nếu ăn thường xuyên sẽ ẩn chứa nhiều mối nguy hại tới sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần nhận đủ 6 nhóm chất: protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Thiếu chỉ một trong số nhóm chất trên cơ thể dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài dẫn đến suy nhược, mắc các bệnh tật trầm trọng…
Trên thực tế, trong một gói mì ăn liền hoàn chỉnh thường bao gồm 2 thành phần chính là vắt mì và các gói gia vị đi kèm. Xét về mặt giá trị dinh dưỡng, trung bình, một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (40 – 50g); 10 -13g chất béo và thường không ít hơn 6,8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300 – 350kcal (tương đương 15 – 17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).
Đặc biệt, lượng tinh bột trong mì ăn liền chỉ nhỉnh hơn 10g so với một bát phở bình dân và kém hơn 30g so với bánh bao nhân thịt. Về dầu chiên, lượng dầu trong mì ăn liền tương đương với 4 miếng đậu rán, hoặc nhỉnh hơn vài gram so với một bát phở gà bình dân. Trong đó, phở, bánh bao và đậu rán thường không được xem như thực phẩm gây nóng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thay vì lo sợ mì ăn liền gây nóng, người dùng cần áp dụng chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng và hợp lý.
Về bản chất, mì ăn liền là một loại thực phẩm cơ bản cung cấp chủ yếu là chất đường bột như cơm, bún, phở, khi ăn mì nên kết hợp cùng các nhóm thực phẩm khác như rau xanh, thịt, trứng khi chế biến để cân bằng dinh dưỡng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thành phần chủ yếu của mì tôm là carbohydrate, trong khi đó cơ thể con người muốn khỏe mạnh cần có 6 chất là protein, mỡ, carbohydrate, khoáng chất, vitamin và nước. Nếu thiếu hụt một trong sáu dưỡng chất trên cơ thể dễ mệt mỏi, tình trạng kéo dài sẽ dễ sinh trọng bệnh.
Những người dưới đây cần dừng việc tiêu thụ mì tôm để không ảnh hưởng sức khỏe.
Người bệnh béo phì, tim mạch
Mì ăn liền được chiên bằng dầu, dầu chiên mì là dầu shortering không tốt cho sức khỏe, lượng chất béo bão hòa (khó tan) trong mì khá nhiều. Nó làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch nếu đi vào mạch máu, làm xơ vữa động mạch.
Mì cũng là thực phẩm mất cân bằng về dinh dưỡng, thành phần chủ yếu là tinh bột, sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể hoàn toàn không có lợi cho người béo phì, tim mạch.
Người mắc bệnh dạ dày
Lượng gia vị mạnh trong mì khiến người thường xuyên ăn mì vị giác giảm sút. Nếu mắc thêm bệnh dạ dày thì mì lại càng có hại, chúng tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa.
Mì là thực phẩm rất khó tiêu. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, mì vẫn còn ở tình trạng nguyên sợi trong dạ dày. Chúng không chỉ cản trở việc chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng, mà còn giữ những chất độc hại có trong mì tồn tại lâu trong hệ tiêu hóa làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Người mắc bệnh thận
Người bệnh thận cần hạn chế ăn mặn, nhưng mì lại chứa quá nhiều muối, không chỉ muối ở gói gia vị mà cả muối được tẩm ướp trong cuộn mì (tổng của chúng bằng 1/3 lượng muối cần thiết cho cơ thể trong 1 ngày). Với lượng muối cao như vậy, chắc chắn sẽ không tốt cho cơ thể người bệnh thận.
Trẻ nhỏ
Mì kích thích vị giác của trẻ nhỏ khiến chúng rất thích và có khi nghiện ăn mì. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ nhỏ ăn một số loại mì không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cao của trẻ, chỉ bổ sung các năng lượng rỗng.
Mặt khác, mì là thực phẩm khó tiêu hóa, quá trình tiêu hóa mì quá dài trong dạ dày khiến cho cơ thể bé đầy hơi, chán ăn, ăn ít, giảm hấp thụ dinh dưỡng.
5 lưu ý cần tránh khi ăn mì tôm để không gây hại sức khỏe
Không ăn mì sống
Mì gói sống là món ăn vặt được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, mì gói được sản xuất theo cách chiên qua dầu nên chứa nhiều chất béo khó tiêu hóa. Ăn mì gói sống sẽ gây ra đầy bụng và tăng cân mất kiểm soát. Do đó, nấu mì gói với nước trước khi ăn là cách sử dụng an toàn hơn cho sức khỏe.
Không uống nhiều nước mì
Các chuyên gia khuyên bạn chỉ nên ăn sợi mì và hạn chế uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.
Hạn chế sử dụng gói gia vị
Không thể phủ nhận gói gia vị chính là “linh hồn” của gói mì, tuy nhiên những gói dầu mỡ đó lại có khả năng gây ra bệnh về tim mạch. Thay vào đó, bạn có thể nêm nếm và cho thêm các thực phẩm ăn kèm mì theo sở thích của bản thân.
Nên chần mì qua nước sôi
Mì được chiên qua nhiều lần hay tẩm màu thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, để giảm khả năng này đến mức thấp nhất, bạn có thể chần mì qua nước sôi trước khi ăn. Việc này giống như bạn rửa qua một lần để trôi đi hết chất dầu mỡ vậy.
Bổ sung thực phẩm giàu đạm, rau xanh
Dù bạn thấy trên bao bì có để là mì bò, mì gà hay bất cứ mì nào khác, chúng vẫn không mang lại cho bạn giá trị dinh dưỡng nào. Nếu có thể, bạn nên ăn cùng các loại như thịt bò, thịt lợn, tôm và rau xanh để có một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng.
Không ăn mì trước khi đi ngủ
Hai tiếng sau khi ăn, dạ dày vẫn chưa thể tiêu hóa hết lượng mì gói bạn đã nạp vào. Đặc biệt, năng lượng từ mì gói không được tiêu hoa mà tích tụ lại khi bạn ngũ và khiến bạn tăng cân, tích mỡ.