Người xưa có một câu: “Thà cho người khác mượn nhà để t. ang, còn hơn cho cặp đôi mượn nhà để ngủ”. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được về ý nghĩa sâu xa của câu nói này. Thực ra, trong quan niệm của người xưa, việc cho người khác mượn nhà để t. ang là tốt.
Mượn nhà để tang
Ngày nay, hầu như chẳng ai cho người khác mượn nhà để t. ang cả.
Tuy nhiên, thời xưa cho rằng một người đã qua đời, họ đã vĩnh viễn rời xa khỏi thế giới trần tục. Bởi vậy, nếu tổ chức việc tang lễ ở một nơi nào đó, người đã khuất sẽ mang theo tất cả những gì không tốt và xui xẻo ở nơi đó đi theo. Hơn nữa, nghĩa tử là nghĩa tận. Nếu người ta cần giúp thì mình cũng nên giúp.
Vào thời ngày xưa, một số gia đình nghèo ở nông thôn, không có điều kiện tổ chức đám t. ang thì những gia đình có điều kiện tốt hơn sẽ cho mượn nhà. Họ cho rằng cho mượn nhà để t. ang là thăng quan phát tài, giúp họ có cuộc sống sung túc, khấm khá hơn trước và quan trọng là giúp đỡ được người khác trong hoàn cảnh khó khăn.
Cho cặp đôi mượn nhà
Người xưa khuyên con cháu không nên cho cặp đôi mượn nhà vì họ nghĩ rằng việc cho người khác mượn nhà là không may mắn. Bởi vậy, ở một số địa phương, rất nhiều cặp vợ chồng khi về quê thăm họ hàng, vợ thông thường không được ngủ chung phòng với chồng.
Thậm chí con gái sau khi lấy chồng về nhà mẹ đẻ, ở nhà mẹ đẻ cũng cần phải ngủ phòng riêng với chồng. Bởi vì có một số người cho rằng, vợ chồng ở nhà mẹ đẻ mà chung phòng thì là chuyện không cát lợi.
Tất nhiên, vào thời đại ngày nay, chúng ta rất ít khi thấy những gia đình tổ chức đám t. ang ở một gia đình khác và việc cặp đôi ngủ chung phòng ở nơi không phải nhà mình cũng khá phổ biến và không mấy ai quan tâm đến chuyện này, coi đó là điều hiển nhiên và hết sức bình thường. Và cuộc sống vẫn diễn ra bình thường, không có gì biến động.
Vì vậy, quan niệm trên đây chỉ là để tham khảo. Các cụ có câu: “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành“. Con cháu nên nghe để tham khảo và có quyết định đúng đắn trong cuộc sống thường ngày.
Nguồn: Quỳnh Trang – Xe & Thể thao