Người bố có 3 thói quen này sẽ khiến tương lai con cái thất bại, cơ cực

Những thói quen xấu của bố có thể để lại tác động tiêu cực đến tâm lý và tương lai của con mà đôi khi chính bố mẹ còn không nhận ra.

Nhiều gia đình vẫn giữ quan điểm rằng việc nuôi dạy con cái chủ yếu là trách nhiệm của người mẹ. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trẻ em gần gũi với bố thường có chỉ số IQ cao hơn, đồng thời những thói quen và phẩm chất của người cha cũng tác động mạnh mẽ đến con cái, đôi khi theo cách mà chúng ta không nhận ra.

Mình vừa đọc được một bài viết rất thú vị trên báo về những thói quen xấu của cha có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai của con. Thấy nội dung khá bổ ích, mình muốn chia sẻ lại chi tiết trong bài viết dưới đây để mọi người cùng tham khảo nhé!

Bất bình người đàn ông chối bỏ con, thậm chí còn đề nghị làm giả kết quả  xét nghiệm ADN

Thứ nhất: Người cha lười biếng, chỉ chăm chú vào điện thoại, ít quan tâm đến gia đình và cáu gắt khi phải giúp đỡ việc nhà

Một số ông bố cho rằng nhiệm vụ của mình chỉ là kiếm tiền, cung cấp cho con cái cuộc sống đủ đầy về vật chất, còn việc chăm sóc, dạy dỗ thì đã có mẹ lo. Với suy nghĩ này, khi về nhà, họ thường không để tâm đến con, chỉ nằm dài nghịch điện thoại. Khi con nhờ bố giúp làm bài tập, chơi cùng hay đọc sách, họ lại tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thậm chí bực bội.

Cả cha và mẹ đều cần chung tay trong việc nuôi dạy con, không ai được phép đứng ngoài cuộc. Nếu cha phó mặc hết cho mẹ, mối quan hệ giữa cha và con sẽ trở nên xa cách, lạnh nhạt. Hơn nữa, trẻ có thể hình thành những nhận thức sai lệch về vai trò của các thành viên trong gia đình. Ví dụ, bé trai có thể nghĩ đàn ông không cần tham gia việc nhà hay hỗ trợ vợ con, còn bé gái lại cho rằng phụ nữ phải gánh vác mọi thứ. Những quan niệm sai lầm này có thể ảnh hưởng lâu dài, khiến trẻ khó xây dựng cuộc sống hạnh phúc sau này.

Đặc biệt, nếu cha suốt ngày dán mắt vào điện thoại, con cái cũng dễ bắt chước thói quen xấu này. Cha không làm gương thì làm sao yêu cầu con bỏ điện thoại để tập trung học hành được?

Thứ hai: Người cha nghi/ện rượu, lời nói bừa bãi và hành động thiếu kiểm soát

Một chàng trai từng kể trên mạng xã hội về gia đình mình. Bố anh rất hay uống rượu, mỗi lần say lại m/ắng ch/ửi vợ con. Sau này ông mắc bệnh gan, cả nhà phải vất vả chăm sóc, tiền bạc đổ hết vào thuốc thang. Dù đã 30 tuổi, anh vẫn chưa lập gia đình, dù từng có vài mối tình, vì các cô gái đến nhà đều e ngại hoàn cảnh của anh.

Rõ ràng, thói quen nghi/ện rượu không chỉ hủy hoại sức khỏe của cha mà còn ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống của con cái. Uống rượu không phải vấn đề lớn nếu biết tiết chế, nhưng nhiều ông bố uống quá độ, say đến mất lý trí. Nếu say rồi về ngủ thì không sao, nhưng có người lại la hét, ch/ửi b/ới, thậm chí b/ạo l/ực với vợ con.

Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường như vậy thường chịu tổn thương tâm lý sâu sắc. Chúng có thể trở nên bi quan, mất niềm tin vào tình yêu và hạnh phúc, hoặc thậm chí xem đó là chuyện bình thường và lặp lại sai lầm của cha.

Thứ ba: Người cha “giận cá chém thớt”, mang áp lực công việc về nhà trút lên vợ con

Trong gia đình, cha thường là trụ cột, gánh vác việc kiếm tiền để lo chi phí sinh hoạt và học hành cho con. Họ phải đối mặt với áp lực từ công việc, từ sếp và đồng nghiệp. Khi con học hành sa sút, họ dễ nổi nóng, quát mắng, thậm chí đ/án/nh đ/òn vì cho rằng con không xứng đáng với công sức mình bỏ ra. Những người cha như vậy không chỉ phá hỏng bầu không khí gia đình, biến nhà thành “tổ lạnh”, mà còn để lại vết thương tâm lý cho con. Trẻ em lớn lên với người cha như thế thường trở nên thô lỗ, thiếu kiên nhẫn, gây khổ cho gia đình sau này.

Tuy nhiên, cũng có những người cha biết kiềm chế cảm xúc. Họ gác lại muôn vàn lo toan ngoài kia, bước vào nhà với nụ cười và sự ấm áp. Ngược lại, một số khác lại mang sự bực dọc từ công việc về nhà, trút giận lên vợ con, đổ lỗi rằng vì gia đình mà họ phải vất vả.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia tâm lý tại Đại học Harvard (Mỹ), trẻ em thường mong nhận được sự che chở và hỗ trợ vật chất từ cha, trong khi mẹ lại là nguồn cảm xúc chính. Nói đơn giản, khi ở bên cha, trẻ cảm thấy an tâm và tự tin hơn, vì thế nhiều đứa trẻ luôn muốn “gì cũng bố”. Để đáp ứng mong mỏi này, người cha cần là tấm gương tốt, đáng tin cậy, nói đi đôi với làm, đồng thời theo dõi sát sao sở thích và tính cách của con để hỗ trợ phù hợp. Sự mạnh mẽ, từng trải của cha sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách, học cách xử lý tình huống và tránh xa cám dỗ, đồng thời là chỗ dựa vững chắc cho con trong những lúc khó khăn.

 

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/nguoi-bo-co-3-thoi-quen-nay-se-khien-tuong-lai-con-cai-that-bai-co-cuc-d275002.html