Nghẹn ngào trước lời tâm sự của một người mẹ: “Lấy vợ xong, con không còn là con trai của mẹ nữa!”

Con cái là khúc ruột của mẹ. Mẹ sinh con ra, nuôi con lớn và theo dõi từng bước con trưởng thành. Đến một ngày nào đó, con sải cánh bay đi rời xa vòng tay của mẹ. Rồi con yêu, con cưới vợ, lấy chồng, và mẹ nhận ra, con đã chẳng còn là đứa trẻ mẹ từng bế ẵm trên tay nữa rồi.

Con cái là khúc ruột của mẹ. Mẹ sinh con ra, nuôi con lớn và theo dõi từng bước con trưởng thành. Đến một ngày nào đó, con sải cánh bay đi rời xa vòng tay của mẹ. Rồi con yêu, con cưới vợ, lấy chồng, và mẹ nhận ra, con đã chẳng còn là đứa trẻ mẹ từng bế ẵm trên tay nữa rồi.

Chúng ta không bao giờ thắng được thời gian nên việc chấp nhận một ngày không xa, cha mẹ sẽ già đi, con cái lớn lên là chuyện đương nhiên. Nhưng, trong một khoảnh khắc nào đó, điều đương nhiên ấy lại khiến cha mẹ có chút chạnh lòng. Họ chạnh lòng không phải bởi những đứa con lớn lên và xa rời vòng tay của họ, mà bởi dù ở bất kỳ đâu, họ vẫn luôn một lòng hướng về con cái, nhưng con cái thì không phải đứa nào cũng hướng về cha mẹ. Nhất là con trai, khi bên cạnh họ đã có một người phụ nữ khác yêu thương mang tên vợ, họ sẽ vô tình quên mất một người phụ nữ mang tên mẹ ở nhà.

Mới đây, tâm sự của một người mẹ đã khiến không ít người mẹ có con trai phải ngậm ngùi xót xa vì nhận ra, kỳ thực người làm mẹ nào cũng phải trải qua cảm giác ấy.

“Con trai thân mến!

Mẹ thật sự muốn nói với con rất nhiều điều, nhưng lại không thể khi đối diện với con. Chính vì vậy, mẹ lựa chọn viết thư, bởi chỉ bằng cách này, mẹ mới dám nói ra những lời từ tận sâu trái tim mẹ cất giấu bao lâu nay.

Vài ngày trước, mẹ đứng ở ngoài cửa và nghe thấy vợ chồng con đang cãi nhau. Mẹ không rõ nguyên nhân là gì, nhưng nếu có thể, mẹ hy vọng con đừng trách vợ mình. Con và vợ con cùng gọi mẹ là mẹ, nhưng dù gì mẹ cũng không phải là mẹ đẻ của vợ con. Con có thể tùy tiện thoải mái trước mặt mẹ được nhưng vợ con thì không.

Người ta hay nói nhà nào cũng có chuyện mẹ chồng nàng dâu, này nọ. Dù mẹ không muốn, nhưng kỳ thực, nhà mình cũng thế con à. Hôm qua trong lúc giặt quần áo, mẹ đã tiện tay cho đồ của hai đứa vào máy giặt luôn. Lúc ấy, con dâu cũng nhìn thấy nhưng không nói gì. Chỉ là sau đó mẹ nghe được nó nói lại với con.

“Mẹ anh lại giặt quần áo của em rồi. Đồ của em toàn hàng hiệu mà mẹ cứ làm như hàng chợ tống hết vào máy giặt, rồi hỏng hết đồ của em thì sao. ”

“Mà em thấy từ ngày mẹ đến anh lười lắm nhé, đi làm về là lao vào game, hết game lại lăn ra ngủ thì bảo sao không béo. Vì có mẹ nên em chẳng dám kêu anh làm việc gì, nhưng anh cũng phải tự ý thức được mà giúp đỡ vợ đi chứ!”

Con trai à, đừng trách vợ con! Dù khi nghe những lời này, mẹ cũng chẳng vui vẻ gì. Nhưng lúc bình tĩnh lại, mẹ thấy vợ con nói đúng. Nếu đặt mình vào hoàn cảnh của nó, con cũng sẽ càm ràm như vậy thôi.

Con trai à! Mẹ không biết con như thế nào, nhưng với mẹ, mẹ cảm thấy sau khi kết hôn, mẹ và con đã không còn là một gia đình nữa. Mẹ nói điều này không có ý ruồng bỏ con, ngược lại, trái tim mẹ vẫn luôn dành trọn vẹn một tình yêu cho đứa con trai bé bỏng của mẹ ngày nào. Chỉ là, nếu con xem con và vợ là một gia đình như bố và mẹ thì quả thực chúng ta đã chẳng còn phải là người thân của ruột thịt của nhau nữa.

Mẹ vẫn nhớ khi sinh nhật 10 tuổi của con, gia đình 3 người chúng ta đã cùng nhau đi du lịch nước ngoài lần đầu tiên. Chúng ta đã tới Mông Cổ, chạm tay vào những chú cừu nhỏ xinh. Và khicon định chạm vào chú cừu con thì cừu mẹ đã húc con ra để bảo vệ con của nó.

Hai mẹ con chúng ta đã từng không thể tách rời giống như cừu mẹ và cừu con. Nhưng con biết không, sau khi cừu con lớn, cừu mẹ cũng sẽ không còn ở bên cừu con như trước nữa. Chỉ có như thế, cừu con mới học được cách tự sinh tồn.

Năm nay, con đã 28 tuổi, đã là một chàng trai cao lớn hơn mẹ nhiều. Mẹ buộc phải rời xa con giống như cái cách cừu mẹ đã rời xa cừu con. Bởi vì nếu như chúng ta vẫn cứ mãi là “ɴgườι một nhà” , mẹ sẽ chen chân vào gia đình nhỏ của con. Điều này không tốt cho con, vợ con và cả mẹ nữa.

Mẹ có một người bạn là mẹ đơn thân. Cô ấy ly hôn rồi một mình vất vả nuôi con khôn lớn. Sau khi con trai cưới vợ, cô ấy lại không ngồi yên hưởng phúc mà chuyện gì cũng muốn quản. Cuối cùng, gia đình bất hòa, con trai và con dâu cô ấy ly hôn, còn cô ấy dằn vặt vì cho rằng tất cả đều là lỗi của mình.

Những ɴgườι mẹ không nỡ buông tay không phải vì họ yêu con mà là vì họ muốn tiếp tục duy trì sự kiểm soát đối với chính đứa con của mình. Mẹ vì muốn tốt cho con mà mẹ phải học cách rút lui khỏi cuộc sống của con.

Con trai à, con không biết việc buông tay ấy khó đến mức nào đâu, nhất là đó lại là người mà mẹ yêu thương nhất. Nhưng mẹ đã quyết định rồi. Mẹ sẽ dành những năm tháпg còn lại của tuổi già để sống cho mình. Nếu như con nhớ mẹ, mẹ sẽ đến thăm con vài hôm. Mỗi ngày, mẹ sẽ nấu cho con món con thích ăn nhất. Nhưng con trai à, con phải nhớ, chúng ta đã không còn là ɴgườι một nhà nữa. Cho nên mẹ cũng chỉ đến ở với con vài hôm thôi. Con với vợ con mới là ɴgườι một nhà.

Nhớ những ngày đầu lúc con mới chào đời, mẹ con mình đã đồng hành cùng nhau qua những ngày khó khăn và lạ lẫm nhất. Lúc ấy bố đi làm, mẹ phải tự tay giặt quần áo, giặt tã lót, nấu cháo, rửa bình sữa cho con. Mỗi ngày của mẹ đều vật lộn vất vả, nhưng chỉ cần nhìn thấy con, nỗi mệt nhọc của mẹ tự động tan biến.

Khi hai vợ chồng con có con, vợ con sẽ dồn hết tâm trí và sức lực vào việc chăm đứa trẻ. Thực ra, chăm con mọn rất vất vả. Khi cần, mẹ cũng sẽ qua giúp đỡ. Nhưng con nhất định phải nhớ rằng, đừng vì nghĩ mình đi làm kiếm tiền rồi thì buông hết cho vợ chăm con một mình. Bởi vì người bố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành của con trẻ.

Mẹ hy vọng hai vợ chồng con sẽ cùng nhau nuôi con. Dù công việc có mệt mỏi đến đâu, hãy luôn nhớ dành chút thời gian ôm con và trò chuyện với con khi về nhà.

Sau khi có con, hai con sẽ dồn hết mọi sự chú ý vào đứa trẻ. Nhưng con cũng đừng quên việc phải quan tâm đến vợ, con nhé. Người phụ nữ được yêu thương luôn là người phụ nữ hạnh phúc nhất. Và khi đã hạnh phúc rồi, cô ấy sẽ luôn biết cách để vun vén cho tổ ấm nhỏ của mình.

Một đứa trẻ được lớn lên trong một gia đình hạnh phúc yêu thương sẽ học được cách yêu và thể hiện tình yêu của mình. Người hạnh phúc là người dùng tuổi thơ để chữa lành mọi vết thương trong đời. Người bất hạnh là người phải dùng cả đời để chữa lành vết thương của thời thơ ấu.

Mẹ thấy trên mạng người ta hay hỏi nhau câu hỏi nếu vợ và mẹ cùng rơi xuống nước, con sẽ cứu ai trước? Nếu là mẹ, mẹ hy vọng con sẽ cứu vợ con trước.

Bởi vì, đời người là quá trình chúng ta không ngừng mất đi những người thân тhươпg nhất. Vì vậy, con cần phải chuẩn bị tâm lý đón nhận những cuộc chia ly này. Mẹ cũng đã sắp bước sang tuổi 60 rồi. Sẽ có một ngày, mẹ trở nên già yếu và lìa xa cõi đời này. Con của con sau này cũng sẽ tìm được nửa kia của nó, sống cuộc đời của nó và sẽ giống như cách con rời khỏi mẹ bây giờ.

Chỉ có vợ con là người sẽ đi cùng con đến hết cuộc đời này. Vì vậy, con nhất định phải yêu vợ mình nhiều hơn yêu mẹ. Hãy cứ đặt cô ấy vào vị trí quan trọng nhất, để hai người nương tựa và yêu thương lẫn nhau.

Từ nay về sau, chúng ta sẽ không còn gặp nhau nhiều như trước nữa. Nhưng mẹ sẽ không đi quá xa con đâu. Mẹ sẽ đứng ở một nơi đủ gần để luôn được nhìn thấy và chúc phúc cho con. Và nếu lỡ có một ngày con ngã, mẹ vẫn sẽ chạy đến mà cổ vũ con đứng dậy, như cái cách mà mẹ đã làm lúc dạy con tập xe hồi nhỏ vậy.”

Tình mẹ luôn luôn thiêng liêng và cao cả như vậy, nên sẽ chẳng vì vài phút giây chạnh lòng mà giận hờn con được. Bởi, con cái mãi là khúc ruột của mẹ, làm khúc ruột đau mẹ cũng chẳng thể an lòng.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link
X