Tình yêu thì lãng mạn nhưng hôn nhân thì thực tế. Nhiều người nghĩ chỉ cần 2 người yêu nhau là đủ. Nhưng mọi chuyện đâu đơn giản đến vậy. Lấy chồng có nghĩa là lấy cả nhà chồng.
Bạn cần hòa hợp với tất cả những người trong gia đình họ. Tuy vậy, đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng xem ai là người nên lấy làm chồng. Có 3 kiều gia đình dù giàu sang, điều kiện tốt đến đâu bạn cũng chớ nên về làm dâu kẻo khổ một đời.
Cha mẹ chồng quá ghê gớm, khắc nghiệt
Mặc dù kết hôn là chuyện của hai người nhưng cuộc sống sau hôn nhân đâu chỉ có hai người. Cha mẹ chồng sẽ chiếm một phần quan trọng trong hạnh phúc hôn nhân của bạn. Vì vậy, khi kết hôn, bạn không chỉ cần tìm hiểu xem đối tượng mình muốn lấy làm chồng mà còn cần phải xem bố mẹ anh ấy là người như thế nào.
Những người cha mẹ chồng quá mạnh mẽ, ghê gớm, bảo thủ thường thích kiểm soát cuộc sống của các con, ép buộc các con phải làm theo ý mình. Lúc đó, ngoài con trai, con dâu đều cảm thấy ngột ngạt, khó chịu. Kiểu cha mẹ này thường nuôi dạy được những đứa con hèn nhát, ỷ lại, không có quyền tự quyết. Sau khi kết hôn, người con dâu cũng khổ sở vì cha mẹ chồng khó tính, hay soi mói, áp đặt.
Gia đình có quan điểm trái ngược
Mỗi người trong chúng ta đều có những quan điểm khác nhau về cuộc sống. Trong hôn nhân cũng vậy, việc nàng dâu và gia đình chồng có quan điểm sống khác nhau thì rất dễ dẫn tới rạn nứt các mối quan hệ.
Có thể bạn chỉ muốn cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng gia đình anh ấy lại muốn có con dâu giỏi giang, thành đạt, cái gì cũng biết làm. Hai bên có quan điểm về cuộc sống khác nhau thì khó có thể hòa hợp. Sau khi về sống chung, sự bất đồng quan điểm giữa nàng dâu và gia đình chồng sẽ khiến tình cảm vợ chồng rạn nứt, không còn bền chặt như trước.
Gia đình chồng quan trọng chuyện môn đăng hộ đối và khinh thường gia đình nghèo hơn gia đình mình
Nhiều người vì thấy gia đình mình có điều kiện hơn, khá giả hơn nên có vẻ khinh thường phía gia đình điều kiện kinh tế kém hơn, nghèo hơn gia đình mình. Thậm chí, có người còn cho rằng nghèo là không cùng đẳng cấp. Nếu có quan điểm như vậy sẽ rất dễ có quan điểm bất đồng, xung đột, khiến đời sống hôn nhân gặp trục trặc.
Nếu gia đình hai bên thực sự quá chênh lệch về kinh tế thì phía gia đình nghèo lại có cảm giác tự ti… Còn phía gia đình giàu hơn dễ có suy nghĩ phía gia đình kia không phù hợp.
Khi đã về một nhà, trong cuộc sống gia đình, điều kiện kinh tế rất quan trọng. Với hai gia đình, khi điều kiện sống chênh lệch, việc chi tiêu, quan điểm sống cũng khác nhau. Lâu dần, những bất đồng, khác biệt trong lối sống sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng…
Vì vậy, ngay từ đầu, dù hoàn cảnh gia đình có ra sao, bạn cũng phải chắc chắn một điều dù gia đình có nghèo đi chăng nữa, điều kiện kinh tế thua kém hơn phía gia đình nhà trai đi chăng nữa thì vẫn phải được TÔN TRỌNG. Nếu không được tôn trọng thì khi đến với nhau sẽ rất khó có hạnh phúc vững bền!