Nếu gia đình bạn đang thắp hương kiểu này cần bỏ ngay lập tức kẻo nhà luôn bất hòa, làm ăn lụn bại

Nếu gia đình bạn đang thắp hương kiểu này cần bỏ ngay lập tức kẻo nhà luôn bất hòa, làm ăn lụi bại phải cẩn trọng ngay.

Thắp hương, thắp nhang là một nghi thức không thể thiếu trong văn hoá thờ cúng của phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết thắp hương đúng cách và những điều kiêng kỵ phải tránh khi thắp hương.

Nguồn gốc của việc thắp hương

Thắp hương là nghi thức truyền thống trong thờ cúng của người phương Đông. Tập tục này được cho là bắt nguồn từ Ai Cập, cách đây khoảng 3500 năm. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, trong văn hoá thờ cúng của người Ai Cập, họ cho rằng hương khí là sợi dây kết nối giữa thần linh và con người. Theo Đạo giáo, đốt hương là cách để truyền đạt thỉnh cầu, ý nguyện đến các vị thần, càng thành tâm thì càng có cơ hội được thần linh ban phước.

  

Ở thời điểm đó, hương được làm từ một loại giấy cói, bên trong có các loại thảo dược nghiền nhỏ, cuộn thành từng que và chia làm các bó. Ngoài quan niệm kết nối với thần linh, người Ai Cập còn tin rằng mùi thơm từ hương có thể giúp trừ tà, xua đuổi ma quỷ và bảo vệ họ bình an.

Sau khi du nhập vào nước ta, theo lời cụ Phan Kế Bính trong “Việt Nam phong tục”, cây nhang có mặt tại Việt Nam xuất phát từ Tây Vực (Ấn Độ). Xưa kia, khi tế thần, thờ cúng người dân chỉ dùng cỏ thơm trộn mỡ để đốt cho thơm. Đến đời Vũ đế nhà Hán, sau khi sang đánh Tây Vực, vua Tây Vực đầu hàng và dâng tượng thần bằng vàng cho Vũ đế. Theo phong tục nước họ, tượng thần được thờ cúng bằng việc thắp hương, nhang chứ không dùng đến trâu bò, lợn gà để lễ bái. Từ đó, tục đốt hương thờ cúng dần du nhập và trở nên phổ biến rộng rãi ở nước ta.

Xem thêm: Cách rút tỉa chân nhang, dọn bàn thờ chuẩn chỉ không lo bị “phạm”, tránh hao tán tài lộc

Hướng dẫn thắp hương đúng cách

Thắp hương là một nghi thức đòi hỏi sự thành tâm nên gia chủ cần chú ý để tránh sai phạm. Muốn lòng thành được chứng giám, gia chủ cần:

Chú ý đến cách ăn mặc, cần phải gọn gàng, chỉnh tề và kín đáo. Phong thái đoan chính, nghiêm trang, không vội vàng, hấp tấp.

Trước khi thắp hương cần sắp xếp lễ vật cẩn thận, trình bày gọn gàng và sạch sẽ.

Quá trình thắp hương phải cẩn thận, khi đốt hương không được dùng miệng để thổi tắt lửa.

Khi châm hương hành lễ, cần dùng hai tay. Trong lúc hành lễ cần thành tâm, nên cầu trong lòng hoặc nói nhỏ. Tránh nói chuyện cùng người khác khi đang dâng hương.

Thắp hương chỉ nên dùng số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9,… Không được dùng số chẵn vì theo phong thuỷ, số âm giúp cân bằng âm dương, tránh khỏi vận rủi. Khi giải nghĩa, số 1 là số dương, chỉ người có lòng thành tâm; số 3 đại diện cho tam giới: Thiên (Trời), Địa (Đất), Nhân (Người); số 5 chỉ Ngũ hành; còn số 7 và 9 thì tượng trưng cho vía của con người. Vì vậy, khi cúng thờ người ta thường chọn thắp hương số lẻ thay vì số chẵn.

Xem thêm: Chuyên gia dặn âm thầm đặt 2 thứ này dưới ban thờ như chôn vàng trong nhà, giàu thêm giàu, con cháu hưng thịnh

Quy phạm về việc thắp hương trong tôn giáo

Trong tôn giáo sẽ có những quy phạm (quy định) nhất định về việc thắp hương. Giới luật này không quá khắt khe mà có thể thay đổi tuỳ theo văn hoá của từng vùng miền. Dưới đây là một vài quy phạm chung mà gia chủ nên biết khi thắp hương, nhang trong gia đình:

Loại hương sử dụng: Nên chọn những loại hương có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng. Dùng hương được sản xuất nguyên liệu thiên nhiên, mùi hương tự nhiên, dễ chịu. Tránh sử dụng những loại hương có mùi hoá học, vừa gây tổn hại đến sức khoẻ, vừa tổn hại đến phước đức.
Những nơi sử dụng hương: Hương có thể sử dụng ở chùa miếu và trong gia đình, nơi cúng dường chư Phật, có bàn thờ, khám thờ, miếu thờ,…

Cách bảo quản hương: Cất trữ hương ở một nơi khô ráo, sạch sẽ. Nên để từng loại hương vào các hộp riêng khác nhau. Tránh để chung sẽ làm lẫn mùi hương khí.

Khi cắm hương và lấy hương cần thao tác nhẹ nhàng, tránh để tàn hương rơi vãi.

Những vật dụng tiếp xúc với hương như lư hương, hộp đựng hương, thìa hương cần được vệ sinh trước khi châm hương hành lễ.

Tổng hợp những điều kiêng kỵ khi thắp hương

Việc thắp hương mà những điều thiêng liêng, vì thế, không thể thắp hương một cách qua loa, bừa bãi. Gia chủ cần chú ý những điều kiêng kỵ khi thắp hương như sau:

Trang phục không phù hợp, cúng bái không nghiêm túc

Trong văn hóa Việt Nam, thắp hương thường được thực hiện như một phần quan trọng của nghi thức truyền thống. Đây là cơ hội để tôn vinh tổ tiên và tạo ra sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Mặc trang phục phù hợp trong những dịp này không chỉ là việc tuân theo một quy tắc, mà còn là cách để thể hiện lòng tôn trọng và duy trì giá trị gia đình.

Việc ăn mặc hở hang, mặc quần áo ngắn hoặc không phù hợp có thể gây ra sự thiếu thành kính và trang nghiêm trong không gian này. Làm giảm tính thiêng liêng và sự tôn trọng đối với tổ tiên và truyền thống gia đình.

Khi thắp hương phải ăn mặc chỉnh tề, tay chân sạch sẽ và cần sự tôn nghiêm, trạng trọng. Người thắp hương phải có lòng thành kính với bề trên, giữ tâm an nhiên và làm nhiều việc thiện tích đức để gia đình luôn hạnh phúc viên mãn.

Thắp hương số chẵn

Khi thắp hương, một số người có thể có thói quen thắp hương số chẵn mà không đếm số nén hương. Tuy nhiên, họ có thể không biết rằng việc này có thể ảnh hưởng đến tình hình gia đình và vận may của họ.

Trong nhiều tôn giáo và tín ngưỡng, việc thắp hương số chẵn có thể được xem là không phù hợp với quy tắc âm dương và phong thủy.

Dù là ngày lễ, mùng 1 hay rằm, luôn lưu ý rằng số lượng cây nhang nên được chọn là số lẻ để đảm bảo tính âm dương và phong thủy cân bằng. Điều này có thể được coi là một cách để duy trì sự thiêng liêng và tôn trọng các nguyên tắc truyền thống.

Thắp hương số chẵn thường là điều kiêng kỵ, với những con số như 2, 4, 6, 8… đều không phù hợp và khi phạm phải điều này có thể khiến gia chủ giảm sút vận may. Vì thế, trong mỗi lần thắp hương đều phải sử dụng số nén hương lẻ, bởi đây là một nguyên tắc trong âm dương và giúp vượng về phong thủy.

Cụ thể khi thắp hương gia chủ nên đốt theo số lẻ như: 3,5,7,9 hoặc đốt cả nắm hương sau đó chia cho mỗi người 1,3,5 nén hương. Trong các dịp như Lễ, Tết, giỗ, xông đất, cưới xin… nên thắp 3 nén hương là tốt nhất.

Không dùng loại quả mọc sát đất, hoa quả đã chín quá, hỏng để cúng

Khi thắp nhang cần lưu ý một điều là không sử dụng cây  mọc sát đất. Không sử dụng hoa quả đã chín quá, hỏng hoặc mọc sát đất khi thắp hương được coi là một quy tắc quan trọng. Các loại hoa quả mọc sát đất thường không được xem là sạch sẽ việc đặt chúng trên bàn thờ có thể bị coi là không tôn trọng và làm mất đi tính thiêng liêng của nghi thức.

Các loại quả đã chín quá, hỏng hoặc nẫu thường được xem là biểu tượng của sự suy tàn, hư hỏng. Sử dụng chúng khi thắp hương có thể được coi là việc tạo ra một tương tác không tốt với các thực thể tâm linh.

Không dùng hoa quả có gai nhọn thắp hương

Những loại quả như sầu riêng, mít là những loại quả có gai nhọn, gia chủ tuyệt đối không dùng để thắp hương trên bàn thờ. Gai nhọn trên hoa quả được xem là biểu hiện của sự sát thương và ám chỉ đến sự cản trở và xâm nhập của năng lượng tiêu cực.

Bởi theo quan niệm thì đây là những đồ lễ không vượng khí và sẽ mang đến vận hạn xui xẻo. Nên thắp bằng những loại bỏ có sự tròn đầy và trơn nhẵn sẽ mang đến sự viên mãn và suôn sẻ.

Tóm lại, việc không sử dụng hoa quả có gai nhọn khi thắp hương xuất phát từ niềm tin về phong thủy, tâm linh, và việc duy trì tính thiêng liêng của nghi thức. Điều này giúp bảo vệ không gian tôn kính, tôn trọng đối với tổ tiên và duy trì vận khí, sự bình an trong gia đình.

Không dùng đồ giả để thờ

Trên bàn thờ không nên dùng đồ giả để trang trí mâm cúng, đặc biệt trái cây thì không dùng đồ giả để làm ngũ quả. Đây là một trong những điều kiêng kỵ khi thắp hương vì thể hiện sự không thành kính đối với gia tiên và các vị thần linh.

Việc sử dụng hoa giả, hoa quả giả khi thắp hương có thể được xem là việc không tôn trọng và không tôn vinh các thực thể tâm linh và tổ tiên. Bên cạnh đó, bạn cũng không dùng các loại bánh hay hoa quả giả để cúng bởi nó là điều tối kỵ.

Thắp hương vào ban đêm

Cũng không nên thắp hương vào ban đêm vì sẽ gọi các oan hồn vất vưởng lượn lờ khắp nơi. Đặc biệt, nếu gia chủ không cúng bái đúng cách sẽ rước các vong xấu xâm nhập vào gia đình mình.

Những điều cần biết khi thắp hương để mọi điều suôn sẻ, hanh thông

Việc thắp hương đòi hỏi sự trang nghiêm và thanh tịnh, có như vậy mới rước thêm tài lộc và bày tỏ được sự thành kính đối với người đã khuất và tổ tiên của mình. Ngoài ra, còn những điều kiêng kỵ khi thắp hương khác cần nắm được như:

Khi cắm hương cần cắm thẳng đứng không để cây hương bị nghiêng hay cắm bừa vào bát hương.

Nếu cây hương đó đã cắm vào bát hương và bị tắt thì giữ nguyên cây hương và dùng bật lửa đốt lại.

Quá trình thắp hương phải dùng nhang thật, không sử dụng nhang giả hoặc nhang điện.

Không cắm chân hương vào trái cây hoặc đồ ăn trên bàn bởi chân hương có hóa chất độc hại.

Tránh đốt nhiều hương trong không gian nhỏ hẹp và có trẻ nhỏ sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều.

Thắp hương nên mở cửa ra để đốn tổ tiên, thần linh về hưởng lộc.

Khi thắp hương, cúng bái nên thành kính không cười đùa hay ồn ào.

Một số điều cần biết khi đi chùa thắp hương

Lưu ý khi thắp hương

Nếu không muốn xui tận mạng thì khi thắp hương, bạn nên có những lời cầu khấn thành tâm. Đặc biệt, khi thắp hương ở chùa, miếu để cầu nguyện cho người thân đã mất, bạn nên nêu rõ tên của người đó ra để họ có thể hưởng được những điều tốt mà bạn cầu nguyện cho họ.

Một điều nữa chúng ta cũng cần phải ghi nhớ đó là khi thắp hương, không chỉ thắp bằng tấm lòng thành kính mà còn phải tập trung không được có thái độ lơ là. Khi cắm hương, phải cắm từng nén một bằng hai tay vào bát hương.

Điều cần biết khi đi chùa thắp hương

Chúng ta đi đền, chùa chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Một nén hương gọi là tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng); định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu); tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương); tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ); giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi).

Cách thắp hương và niệm

Một điều chúng ta phải cần ghi nhớ là mỗi lần dâng hương trước bàn thờ: không những dâng hương bằng tấm lòng thành kính của mình, mà còn phải có chánh niệm (sự tập trung). Nên cắm từng nén hương với hai tay và cắm cho ngay thẳng, tượng trưng cho tấm lòng ngay thẳng, mặc cho bão táp phong ba không hề dời đổi, giữ nguyên phong cách của người quân tử tấm lòng trong sạch để lưu lại tiếng thơm với đời tỏa khắp nơi. Nén hương trầm tỏa ra mùi thơm ngào ngạt như sợi dây máu thịt nối liền giữa người đang sống với vong linh những người đã khuất.

Xem thêm: Các cụ dạy: ”Thắp hương không ước 2 nguyện, bái Phật không cầu 3 điều”

Thông tin trong bài chỉ mang tính chất tham khảo!

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/neu-gia-dinh-ban-dang-thap-huong-kieu-nay-can-bo-ngay-lap-tuc-keo-nha-luon-bat-hoa-lam-an-lun-bai-d205103.html
X