Phòng tắm gia đình là nơi được sử dụng thường xuyên nên hầu như lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt. Để tăng tiện ích và tiết kiệm diện tích, hầu hết các phòng tắm hiện nay được thiết kế chung với toilet, bồn rửa mặt và là công trình phụ khép kín. Chính vì điều này mà có nhiều tranh cãi về việc phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở cửa, vì người ủng hộ việc mở hay đóng đều có lý riêng.
Phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở cửa?
Phòng tắm là một trong những nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất trong nhà; thường xuất hiện các vết ố, nấm mốc, rêu… nếu không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Nhiều người có thói quen sau khi sử dụng phòng tắm sẽ mở cửa ra để không khí lưu thông, phòng tắm được khô thoáng, hạn chế vi khuẩn ở khu vực này. Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng sau khi sử dụng phòng tắm, cần phải đóng cửa lại để ngăn chặn vi khuẩn phát tán rộng ra các không gian khác trong nhà. Vậy phòng tắm dùng xong nên đóng hay mở cửa?
Với đặc điểm của đa số căn hộ hiện nay, cách tốt nhất sau khi sử dụng phòng tắm là đóng cửa và mở quạt thông gió hoặc cửa sổ phòng này. Đây là cách giúp phòng tắm vẫn khô ráo vừa ngăn được vi khuẩn từ phòng tắm tràn sang các phòng khác trong nhà.
Bạn không nên mở cửa phòng tắm bởi nhiều loại vi khuẩn có hại mà mắt thường khó nhìn thấy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe những người trong nhà, chưa kể mùi hôi hay mùi ẩm mốc tỏa ra khiến mọi người khó chịu.
Hơi ẩm và mùi hôi lan rộng khắp không gian sống
Sau khi tắm hay làm vệ sinh cá nhân, căn phòng này sẽ ẩm ướt và nhiều mùi hôi. Để giải quyết, nhiều người sẽ mở cửa phòng nhà vệ sinh để độ ẩm và mùi hôi tiêu tan kịp thời. Tuy nhiên, nếu sống trong không gian hẹp, phòng vệ sinh cách phòng ngủ và phòng khách không xa sẽ khiến hơi ẩm và mùi hôi tỏa đến mọi ngóc ngách trong nhà. Không những vậy, phòng vệ sinh còn là nơi tập trung nhiều vi khuẩn, có thể lây lan sang những nơi khác qua đường không khí, gây ô nhiễm không gian sống. Nếu ở trong môi trường như vậy lâu ngày, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên.
Vì vậy, đóng cửa nhà vệ sinh sau khi sử dụng là việc nên làm nhằm ngăn chặn những điều gây ảnh hưởng tới không gian sống, chất lượng không khí cũng như sức khỏe của các thành viên. Đặc biệt cần áp dụng cho những phòng vệ sinh được thiết kế trong phòng ngủ, hoặc gần phòng khách hay khu vực nấu ăn.
Bảo vệ sự riêng tư
Phòng vệ sinh là khu vực khá riêng tư và tế nhị trong mỗi gia đình. Việc đóng cửa khu vực này sau khi sử dụng còn giúp gia chủ giữ được tính thẩm mỹ cho không gian. Trong trường hợp khách đến chơi nhà, nhà vệ sinh đóng cửa cũng thể hiện được sự lịch sự, chỉn chu của chủ nhà.
Để không gian nhà vệ sinh luôn ráo nước, thông thoáng sau mỗi lần sử dụng, đặc biệt với những phòng tích hợp thêm phòng tắm, có thể lắp đặt thêm cửa sổ hoặc hệ thống máy thông gió trên tường hoặc trần nhà. Sau khi sử dụng xong, người dùng đóng cửa phòng lại và bật hệ thống thông gió, mở cửa sổ, căn phòng sẽ nhanh chóng được khô ráo.
Ngoài cửa chính của phòng vệ sinh, bồn cầu, nắp cống và thùng rác cũng cần được đóng nắp, đậy kín để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi lan rộng.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Colorado Boulder, Mỹ từng công bố một thí nghiệm. Theo đó, họ đã dùng ánh sáng laser xanh chuyên biệt, chiếu vào khu vực bồn cầu khi xả nước và sau khi xả nước xong mà nắp bồn cầu vẫn mở. Kết quả cho thấy, rất nhiều bọt và tia nước mang theo vi khuẩn lơ lửng trong không gian mà mắt thường không thể nhìn thấy. Vi khuẩn từ đó có thể bám vào các vật dụng, đồ dùng hoặc thậm chí là bám lên con người, gây ra các chứng bệnh về da hay đường hô hấp. Vì vậy sau khi sử dụng xong bồn cầu, hãy đóng nắp trước khi xả nước.
Nắp cống cũng là một trong những khu vực chứa nhiều vi khuẩn nhất trong nhà vệ sinh. Nên thường xuyên quét dọn kỹ, khi không sử dụng cần đóng kín nắp cống. Làm tương tự với thùng rác, dù rác ít hay nhiều cũng phải đổ hàng ngày. Ngoài ra nên duy trì thói quen dọn dẹp nhà vệ sinh định kỳ, tối thiểu một tuần một lần.
Vì vậy, nên đóng cửa phòng tắm sau khi sử dụng. Chủ yếu có các lý do sau:
– Đầu tiên, bằng cách này, vi trùng sẽ không di chuyển sang các phòng khác. Bằng cách này, vi khuẩn có thể bị cô lập trong nhà vệ sinh, nếu chúng ta mở cửa sổ và lắp quạt hút trong phòng tắm, phòng tắm sẽ thuận lợi hơn cho việc thông gió và phân tán không khí, vi khuẩn sẽ bị đuổi ra ngoài và mặt đất sẽ trở nên rất khô… Môi trường sống của chúng ta cũng sẽ trở nên rất thoải mái.
– Thứ hai, phòng tắm là môi trường rất ẩm ướt, có độ ẩm cao nhất trong tất cả các phòng, nếu trong phòng tắm có nước thì chúng ta phải lau chùi sạch sẽ và giữ cho sàn nhà luôn khô ráo.
Và vì trong phòng tắm có bồn cầu và giỏ đựng giấy nên nếu để cửa mở lâu sẽ rất mất thẩm mỹ, nếu có khách đến thăm nhà cũng sẽ để lại ấn tượng không tốt, vì vậy nên khuyến khích rằng cửa phòng tắm cần khép lại sau khi sử dụng.
Khi nào nên mở cửa phòng tắm sau khi sử dụng?
Nhiều người có thói quen mở cửa sau khi đi vệ sinh để không khí lưu thông, phòng tắm được khô ráo, hạn chế vi khuẩn ở khu vực này.
Trong trường hợp phòng tắm không có quạt hút hay cửa sổ, có thể tạm thời để cửa phòng tắm mở cho đến khi nước trên sàn phòng tắm khô, sau đó thì đóng lại.
Đồ vật nào không nên để trong phòng tắm?
Bạn không nên để trong phòng tắm những vật dụng sau:
– Khăn tắm: Phòng tắm luôn trong tình trạng ẩm ướt, là nơi chứa nhiều vi khuẩn nên khăn tắm để ở đây sẽ rất dễ bám bụi hay vi khuẩn. Việc sử dụng những chiếc khăn tắm nhiều vi khuẩn sẽ dẫn đến kích ứng, khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy. Bạn nên giặt khăn tắm sau 2-3 lần sử dụng, phơi/sấy khô. Sau khi sử dụng, nên đem khăn tắm ra ngoài treo lên móc hoặc giá phơi đồ.
– Quần áo ướt: Nhiều người hay giặt và phơi đồ trong phòng tắm để nó ráo nước rồi mới đem ra ngoài treo. Đây là thói quen không tốt, bởi quần áo ẩm ướt không những làm tăng độ ẩm của không gian phòng tắm mà còn làm sinh sôi nhiều vi khuẩn, khiến cho cả phòng tắm lẫn quần áo đều có mùi hôi khó chịu. Quần áo nhiễm khuẩn và nấm còn có thể gây viêm da, dị ứng.
– Cây xanh: Ở một không gian ẩm thấp như phòng tắm thì cây xanh sẽ hút côn trùng hơn là có công dụng làm sạch không khí. Không chỉ vậy, cây xanh còn thải ra một lượng lớn khí carbonic về đêm, gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, bạn nên đặt lọ tinh dầu thơm hoặc chất khử mùi hơn là đặt cây xanh trong phòng tắm.
– Thùng rác không có nắp đậy: Giấy vệ sinh, bông tẩy trang… sau khi sử dụng tích tụ rất nhiều bụi bẩn, vi khuẩn, chất bẩn. Nếu gia đình bạn có thói quen đặt thùng rác bên cạnh toilet thì nên đầu tư loại thùng có nắp đậy và lót túi đựng rác; nhớ vứt rác và vệ sinh thùng hàng ngày.
– Đồ điện: Nếu phòng tắm nhà bạn không có các kệ đựng, giá treo thì không nên đặt máy sấy, máy làm tóc, điện thoại, tai nghe… trong phòng tắm bởi có thể xảy ra chập điện, cháy nổ nếu chúng không may bị dính nước.
Ngoài ra, bạn cũng không nên để đồ trang điểm, dao cạo, thuốc… trong phòng tắm
Cách khử mùi hôi trong phòng tắm
Bên cạnh việc thường xuyên cọ rửa nhà vệ sinh bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng, bạn nên đặt các loại sáp hay tinh dầu thơm trong phòng tắm. Ngoài ra, bạn hãy tận dụng những miếng vụn xà phòng thơm đặt trong một miếng lưới mỏng (có thể lấy khẩu trang hoặc tất) và treo nó trong nhà vệ sinh. Cách làm này vừa tiết kiệm lại vừa khử mùi hôi hiệu quả.
Đường cống nối với đường thoát sàn nếu không được vệ sinh thường xuyên sẽ bám dính các chất bẩn, tóc…, lâu ngày sẽ bốc mùi hôi và sản sinh nhiều vi khuẩn. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể thử cách sau:
– Đổ một nồi nước nóng vào cống.
– Trộn baking soda với một ít nước rửa chén, thêm nước nóng trộn đều và đổ dung dịch đó xuống cống.
– Đổ thêm một ít giấm xuống cống, giấm và baking soda phản ứng với nhau tạo ra nhiều bọt.
– Đợi trong khoảng 10 phút rồi đổ nước nóng vào cống và xả sạch.