Mua nhà cho con trai ở thành phố, nhưng bị con dâu đuổi đi, mẹ bệnh qua đời, con trai lại cười đùa

Dì tôi bị bệnh đã mấy năm nay, cuối cùng không chịu nổi nữa nên đã qua đời.

Hôm nay, tôi xin kể cho mọi người về một câu chuyện có thật, câu chuyện về dì của tôi, về con trai và con dâu của dì ấy.

Dì tôi có một con trai và một con gái. Sau khi con trai của dì tốt nghiệp đại học, cậu ấy đã ở lại thành phố làm việc. Mức lương tháng đầu tiên đi làm là hơn 7 triệu.

Cậu ấy làm việc ở thành phố được vài năm và gặp gỡ, quen với rất nhiều người học thức cao, vì thế mà cậu ấy được mở mang tầm nhìn.

Năm đó, khi con trai dì về quê ăn Tết, cậu ấy không quen với cuộc sống ở dưới quê. Trong mỗi lần họp mặt, gặp gỡ hầu hết mọi người đều khoe khoang và so sánh sự thành công với nhau.

Một trong những người học cùng với con trai dì ấy trước đây, bây giờ đã là một công chức. Dù lương không cao nhưng ai cũng nịnh nọt anh ta.

Mọi người thay nhau nâng cốc, chúc mừng người bạn làm công chức này, không ai để ý đến cậu ấy, như thể cậu ấy là vô hình.

Ngay cả dì tôi cũng nói rằng cậu con trai không giỏi, không tốt bằng người bạn học làm công chức kia.

Dì mong muốn con trai có thể thi công chức và làm ở quê hương. Có công việc ổn định đàng hoàng, ở bên cạnh bố mẹ để thuận tiện chăm sóc.

Nhưng con trai dì không thích cuộc sống như vậy, cậu ấy cho rằng sống ở quê chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng. Đây không phải là cuộc sống mà cậu con trai mong muốn.

Vì vậy, con trai dì kiên quyết lựa chọn ở lại thành phố lớn làm việc, bất chấp sự phản đối của dì.

Còn một lý do quan trọng khác mà con trai dì lựa chọn việc ở lại thành phố, là vì bạn gái của cậu ấy cũng ở thành phố. Bố mẹ của cô bạn gái đều là công chức, đều có công việc tốt. Điều kiện gia đình nhà bạn gái rất tốt. Cô ấy là con một, nên được bố mẹ cưng chiều hết mực.

Ngoài con trai, dì tôi còn có một con gái, khi con trai dì học đại học thì con gái dì mới đang học trung học cơ sở. Khi đó, trong đầu của cậu con trai đã nghĩ rằng sau này nhiệm vụ chăm sóc dì có thể sẽ phụ thuộc vào cô em gái.

Khi cậu con trai và bạn gái yêu nhau được vài năm thì họ quyết định kết hôn. Việc đầu tiên sau khi kết hôn đó là họ muốn mua nhà.

Tuy rằng, những năm qua cậu con trai đã cố gắng làm việc chăm chỉ ngày đêm, trừ các khoản phí khác, cậu ấy cũng tiết kiệm được một ít. Nhưng số tiền này vẫn chưa đủ để mua được một căn nhà.

Để mua được nhà ở thành phố lớn, không phải là điều dễ dàng gì. Trong tay nếu không có tiền tỷ thì sẽ chẳng bao giờ mua nổi một căn nhà mơ ước.

Phía bố mẹ của bạn gái không đồng ý với việc kết hôn, bởi họ cho rằng cậu ấy là người tỉnh dưới quê. Thứ hai, là vì gia cảnh nhà dì quá bình thường, lương hưu ít ỏi, họ sợ sau này con gái họ sẽ phải về quê ở, cuộc sống sẽ khó khăn vất vả.

Và quan trọng hơn là con trai dì không có đủ khả năng mua nhà được một căn nhà đàng hoàng. Họ không muốn con gái quý giá của mình phải khổ, nhưng cô con gái lại bướng bỉnh, và kiên quyết đòi kết hôn.

Dì và chú tôi thực sự xuất thân là những người lao động bình thường. Nhưng may mắn, họ có một số căn nhà riêng trong thành phố. Chỉ vì để mua nhà cho con trai, dì tôi đã phải bán đi hai căn nhà, cộng với số tiền tiết kiệm từ trước tới nay của mình đưa hết cho con trai.

Khi mua được nhà bằng hết số tiền ấy, con trai dì mới thực sự an tâm. Thấy gia đình dì thể hiện sự chân thành khi lấy hết tiền có ra để mua nhà, nhà gái đã miễn cưỡng đồng ý cuộc hôn nhân này.

Đám cưới được tổ chức tại quê hương của chúng tôi.

Tôi đã gặp vợ của cậu ấy, đúng cô ấy là một cô gái xinh đẹp và có khí chất.

Nhìn thôi cũng thấy dì và chú khá hài lòng về cô con dâu này, mọi người cũng khen dì tôi may mắn. Không ngờ dì tôi cong môi bảo:

Tôi chỉ buồn là sau này phải xa con trai.

Một người khác nói:

Sau này, có thể đến ở với con trai của cô, hoặc mua một căn nhà nhỏ bên cạnh, như vậy không phải tốt sao? Tại sao cô lại phải ở trong một vùng quê nhỏ đến hết đời như vậy được. Hãy thử ra bên ngoài, xem thế giới bên ngoài ra sao?”. Dì tôi nghe xong cũng chỉ cười cho qua.

Đến khi con dâu dì tôi sinh. Cả dì, chú và nhà thông gia cũng đứng ngoài phòng chờ. Sau đó, bác sĩ bước ra và thông báo:

Hai mẹ con bình an vô sự.

Cả hai gia đình rất vui vẻ, dì tôi kích động còn nói:

A di đà, tôi có cháu rồi”.

Dì và chú tôi hào hứng lái xe đến những nơi xa xôi hàng trăm dặm, gõ cửa từng nhà để mua trứng gà, lẫn gà mái, thêm 100 cân kê gà.

Đây đều là những thực phẩm tốt, nhiều người còn không muốn bán. Dì tôi bảo muốn những điều tốt đẹp, những thứ tốt cho con dâu và cháu nên mới cố gắng như vậy.

Để bù đắp cho con dâu, hai vợ chồng dì đã vắt óc suy nghĩ ngày đêm. Để chăm sóc con dâu và cháu, dì tôi lái xe lên thành phố, mang theo những thứ tốt này.

Khoảng thời gian sau đó, dì tôi sống ở nhà con trai dì, ngày nào cũng cẩn thận hầm canh gà cho con dâu. Trong canh gà, còn có táo đỏ,…

Nhưng không hiểu sao, sữa mẹ của con dâu dì càng ngày càng ít, cháu nhỏ bú được vài ngụm không đủ, nên suốt ngày khóc. Điều đáng lo hơn là ngoài sữa mẹ, đứa nhỏ không chịu uống sữa ngoài. Cả gia đình vô cùng lo lắng.

Sau đó, dì tôi có gọi điện và hỏi một chuyên gia để tư vấn, nhưng sau đó cũng không có tác dụng. Bố mẹ con dâu cũng vội vã đến, rồi hỏi dì tôi rằng đã cho cô con gái của họ ăn gì?

Dì tôi bảo: “Ăn canh gà, cháo kê, trứng,…có gì không đúng sao?”

Thật bất ngờ, bà thông gia liền nói rằng không thể ăn canh gà trong thời gian sau sinh được, vì nó có thể làm tắc sữa. Thật là một điều lạ lùng, đây là lần đầu tiên có chuyện này.

Dì tôi vội vàng giải thích, gà nấu canh được nuôi từ trên núi, chúng rất bổ, không thể nào mà ăn canh gà lại bị tắc sữa được, điều này là vô lý.

Mọi người vẫn tiếp tục tranh cãi với nhau, cháu nhỏ thì đói, gầy đi trông thấy.

Mẹ của đứa nhỏ vội ôm lấy nó và nước mắt giàn giụa trên mặt. Cô ấy cho rằng chính sự thiếu hiểu biết của dì tôi đã hại cô ấy, vì cô ấy uống và ăn những thứ đó nên mới bị thiếu sữa.

Dì tôi chỉ dám khóc thầm vì sự vô lý này.

Trong ngày đầy tháng, dì tôi đã lì xì cho cháu gái 6 triệu. Nhưng bà thông gia tỏ vẻ khinh thường, bà ấy kiêu ngạo, bà ấy cho rằng dì tôi keo kiệt, còn không bằng cái búng tay của bà ấy.

Con dâu dì cũng nói thêm vào:

Hay là mẹ ghét con không sinh được con trai cho mẹ sao?”.

Thế rồi, cậu con trai lúng túng đứng giữa không biết phải làm sao. Thực sự mà nói, nếu tôi là dì tôi sẽ thực sự chết vì ngột ngạt và bất bình.

Ngay sau khi hết thời gian ở cữ, cô con dâu đã bảo cậu con trai đóng gói hành lý cho dì tôi. Ý chẳng phải là muốn đuổi dì tôi ra khỏi nhà hay sao. Cậu con trai nói với dì:

Mẹ, mẹ cứ về trước đi, mẹ ở đây cũng khá mệt rồi”.

Dì tôi rời khỏi nhà con trai trong nước mắt, về đến nhà dì tôi kể sự bất bình của bà cho chú biết.

Chú nói:

Thôi, hãy xem như chúng ta giúp con. Nếu chúng muốn chúng ta ở thì ở, không muốn thì chúng ta đi. Bây giờ nó có gia đình riêng rồi, chúng ta cũng không nên xen vào làm gì”.

Sau đó một thời gian, khi con dâu chuẩn bị đi làm, cậu con trai đã gọi dì tôi đến để giúp chăm sóc đứa trẻ. Dì tôi lại đi lên thành phố. Sáu tháng qua ở nhà con trai, cuộc sống của dì không hề yên bình. Con dâu dì luôn coi thường dì.

Dì tôi có một thói quen xấu trong ăn uống đó là khi ăn, dì hay dùng đũa gắp qua gắp lại trong các đĩa thức ăn. Mà như vậy con dâu dì không thích, cô ấy không chịu được, trực tiếp buông đũa xuống và không ăn nữa.

Dì tôi không có thói quen rửa mặt trừ trường hợp ra ngoài. Nên con dâu nói rằng dì không sạch sẽ, cô ấy còn sợ khi ăn đồ ăn dì tôi nấu.

Tuy nhiên, dì của tôi nói rằng nếu rửa mặt thường xuyên, thì không tốt cho da, sẽ nhanh bị lão hóa.

Cô con dâu nói không thích ăn món dì nấu vì khó nuốt, cô ấy bảo thiếu dầu và muối. Dì tôi cũng nói rằng nên ăn đồ thanh đạm thì sẽ tốt cho sức khỏe.

Có một lần dì tôi ngủ quên trên giường của con dâu, khi cô con dâu phát hiện đã ném ga trải giường vào máy giặt để giặt luôn.

Ở chung một mái nhà, quan hệ giữa mẹ chồng nàng dâu càng căng thẳng.

Cuối cùng một ngày, con dâu của dì nói với cậu con trai của dì rằng giữa vợ và mẹ, cậu ấy chỉ được lựa chọn một người. Nếu dì không đi thì cô ấy sẽ đi. Dù sao mối quan hệ không tốt, tình cảm không tốt, nếu sống tiếp thì sẽ ngột ngạt đến chết.

Cậu con trai của dì khi đó đã nói với cô vợ rằng hay chịu đựng một chút, khi nào con đi học mẫu giáo thì sẽ để dì về quê.

Nhưng cô vợ nghe xong không nói gì, cô ấy đến tủ thu dọn quần áo, chuẩn bị bỏ ra ngoài. Thế rồi, anh chồng vội vàng vàng chạy đến ngăn cản và nói được rồi, tùy vào cô vợ quyết định.

Dì tôi lại nước mắt lưng tròng trở về quê hương, không ngờ sau lần ấy, dì không còn cơ hội nào đến nhà con trai nữa.

Dì tôi ốm ngay sau khi trở về, đi khám thì bác sĩ kết luận rằng bị ung thư phổi.

Sau khi uống thuốc, điều trị theo phác đồ, trong hai năm tình trạng bệnh cũng được kiểm soát. Nhưng không ngờ, khi dịch bệnh bùng phát vào năm ngoái, dì tôi cũng không tránh khỏi bị nhiễm bệnh.

Lúc đó, bệnh viện đông đúc, để cho dì có thể nằm viện, chú tôi đã phải đi khắp nơi, nhờ mọi mối quan hệ.

Thời gian dì bị ốm, cô con gái út của dì phải chạy ngược xuôi lo lắng. May mắn thay, con gái dì luôn bên cạnh dì sau khi tốt nghiệp đại học, không giống như con trai dì làm việc ở xa.

Nghĩ đến con, dì lại chạnh lòng.

Kể từ khi dì tôi rời khỏi nhà con trai, bố mẹ vợ của con trai dì đã chuyển đến ở. Họ bảo vì sức khỏe không tốt, nên chuyển đến để được chăm sóc và con trai dì đang chăm sóc cho họ.

Nhiều năm trước, bố mẹ vợ của con trai dì cũng bị ốm nhập viện, để chăm sóc bố mẹ vợ, con trai dì đã ở trong bệnh viện suốt một tuần để chăm sóc.

Đúng là không tin được rằng con trai dì lại đi nuôi dưỡng người khác, thay vì chăm sóc bố mẹ ruột.

Dì tôi thở dài nói với những người khác rằng đừng bao giờ để con trai mình đi xa.

Bây giờ, đã hai năm rồi con trai dì chưa về đón Tết lần nào.

Mãi cho đến khi dì tôi được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt, hôn mê và bệnh viện đưa ra thông báo nguy kịch. Con trai dì mới đưa vợ về thăm.

Ngày thứ hai sau khi con trai trở về, dì tôi đột nhiên tỉnh lại sau cơn hôn mê sâu.

Tất cả mọi việc đều đã được lo chu đáo, bà con gần xa cũng đã báo tin, chỉ chờ ngày dì mất. Không ngờ, dì tôi tỉnh lại và tinh thần có vẻ khá tốt.

Dì tôi tỉnh lại nhìn xung quanh và thấy con trai mà dì đã lâu không gặp. Dì nắm tay cậu con trai và chỉ vào bụng của con dâu dì. Ý dì muốn nói rằng vợ chồng con trai nên sinh thêm một đứa cháu trai nữa. Như vậy, mới có người nối dõi tông đường, lo hương khói sau này. Đó luôn là suy nghĩ hàng đầu của dì và chú tôi.

Con trai dì gật đầu đồng ý, nhưng vợ của cậu ấy lại tỏ vẻ thờ ờ.

Đột nhiên dì tôi muốn ăn. Con gái dì vội vàng nấu một bát cháo, và dì thực sự đã ăn hết bát cháo. Tôi cứ tưởng rằng dì sẽ qua được cơn nguy kịch này, nhưng không ngờ quá trưa dì lại qua đời.

Con gái út dì khóc rất nhiều, cậu con trai cũng khóc.

Trong hai ngày tổ chức đám tang, cậu con trai đều dập đầu chào những người đến, cũng khóc lóc theo đúng thủ tục, nhưng sau đó không hề tỏ ra buồn bã. Nói chuyện với những người khác, trên môi luôn nở nụ cười. Có vẻ như người nằm trong quan tài là người xa lạ không liên quan.

Vào ngày chôn cất, cậu con trai có trách nhiệm phải đưa chiếc bình tro cốt của dì về nơi an nghỉ cuối cùng. Đồng nghĩa với việc cậu con trai phải đem theo bình hũ cốt trên xe.

Thật không ngờ, cậu con trai nói rằng chiếc xe đó là của mẹ vợ cậu ấy, và mẹ vợ không đồng ý cho đặt chiếc bình vào trong xe.

Mọi người nhìn nhau, không ai muốn lớn chuyện. Cuối cùng, bình tro cốt của dì được đặt trong xe của cháu trai khác.

Chúng tôi chôn dì tôi dưới lòng đất, ai cũng buồn rầu, nhưng cô con dâu của dì thì luôn cúi đầu lướt điện thoại với vẻ mặt thờ ơ.

Trong đám đông, tôi thấy con trai dì thì thầm với người vợ của cậu ấy điều gì, sau đó hai vợ chồng họ nở nụ cười thoải mái, như thể cậu ấy đang tham dự đám tang của người khác.

Một cơn gió thổi qua, khiến tôi rùng mình. Không hiểu sao tôi bỗng thấy khinh thường người con trai này của dì tôi.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/mua-nha-cho-con-trai-o-thanh-pho-nhung-bi-con-dau-duoi-di-me-benh-qua-doi-con-trai-lai-cuoi-dua-d159062.html
X