Mỗi tháng chồng cho 3 triệu ở nhà cơm nước nuôi con. Em đòi đi làm thì chồng bảo: Ở nhà không sướng hơn à

Thời còn độc thân, lương em mỗi tháng 7-8 triệu đồng nhưng chi tiêu cũng thoải mái. Một phần là do em chỉ xài đồ sinh viên 100-200k, giày dép, túi xách thì tầm 400-500k, thêm nữa đó là tiền tự mình làm ra, chi tiêu không phải nhìn mặt ai. Thế nhưng từ khi

Thời còn độc thân, lương em mỗi tháng 7-8 triệu đồng nhưng chi tiêu cũng thoải mái. Một phần là do em chỉ xài đồ sinh viên 100-200k, giày dép, túi xách thì tầm 400-500k, thêm nữa đó là tiền tự mình làm ra, chi tiêu không phải nhìn mặt ai.

Thế nhưng từ khi lấy chồng, cuộc sống của em không còn như trước nữa. Cưới xong thì chồng bảo: “Lương em có vài triệu đồng, không bằng tiền anh tiêu vặt mỗi tháng nữa nên thôi ở nhà sinh con, làm việc nhà đi, mọi thứ cứ để anh lo”.

Nghe câu này của chồng, em hạnh phúc lắm, thế là cam tâm tình nguyện ở nhà làm vợ hiền. Mỗi tháng anh đưa em 3 triệu để chi tiêu trong nhà. Tụi em không cần phải tốn tiền nhà vì bố mẹ anh đã mua cho căn chung cư để hai đứa ra riêng. Có hai vợ chồng nên chi tiêu dè sẻn xíu cũng đủ, nhưng cuộc sống ở thành phố, vật giá leo thang liên tục nên thường tháng nào em cũng phải xin thêm tiền chồng. Anh cũng đưa thêm nhưng chi li từng đồng, còn dặn em không được tiêu phung phí.

Mọi xung đột về chuyện tiền bạc bắt nguồn từ lúc em sinh con. Hai vợ chồng anh cũng đưa 3 triệu mà có thêm em bé cũng chỉ tiêu trong 3 triệu không hơn không kém. Mỗi tháng cẩm 3 triệu có khi em chỉ tiêu vèo trong 1 tuần là hết, bởi tiền bỉm sữa, tiêm vắc xin cho con liên tục rồi con ốm con đau. Vì thế, mỗi tháng em đều xin anh thêm mấy lần, thấy vợ xin liên tục, anh liền cằn nhằn:

“Em tiêu pha kiểu gì mà xin tiền liên tục vậy, anh nhớ hôm đầu tháng mới đưa 3 triệu rồi, giờ mới 2 tuần lại hỏi tiền tiếp. Đừng có ở nhà sung sướng rồi tiêu tiền không tiếc tay nha”.

Lúc đó em bực mình quá phải ngồi ghi lại từng khoản tiền đã chi vào việc gì, không thất thoát một đồng. Lúc đó anh mới thôi cằn nhằn nhưng vẫn càm ràm “khoản nào bớt được thì bớt lại”.

Thấy chồng vậy em dự định con lớn lớn một chút sẽ đi làm kiếm tiền. Và đến khi bé Mon – con gái em được 2 tuổi rưỡi thì em mới nói với chồng:
Mon giờ cũng lớn rồi em định gửi con nhà trẻ để quay trở lại làm việc.
Cứ tưởng anh đồng ý vì nay có con, sinh hoạt phí của gia đình tăng lên, 1 mình anh kham không nổi. Tuy nhiên, anh vẫn giữ quan điểm cho vợ ở nhà:

“Ở nhà, không đi đâu hết”.

“Mỗi tháng anh đưa e 3 triệu làm sao em tiêu đủ”

“Thế em đi làm kiếm được bao nhiêu? Đi rồi ngoại tình với đồng nghiệp bỏ bê con gái đúng không. Ở nhà chồng nuôi không thích à còn đòi hỏi. Thử hỏi ngoài kia có bao nhiêu người phụ nữ được ở nhà không cần phải đi làm như em, đúng là sướng mà không biết hưởng”

“Anh nói thế mà nghe được à?”

Em tức run cả người, anh không tin tưởng tình cảm của em, sợ em ngoại tình. Ở nhà giữ con, làm việc nhà vất vả cả ngày không dám mua sắm gì cho bản thân còn bị chồng chê tiêu tiền quá tay. Mỗi tháng nhận 3 triệu đồng của chồng chẳng thấm tháp vào đâu nhưng vẫn bị mang tiếng ở nhà chồng nuôi.

Giờ đây em chỉ muốn thoát ra khỏi xó bếp muốn được đi làm, được hòa nhập với bạn bè đồng nghiệp và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Hơn nữa, còn cầm được đồng tiền cho chính bản thân mình làm ra nên chi tiêu cũng thoải mái hơn.

Thế nhưng mỗi lần em nhắc đến chuyện đi làm thì anh lại nạt lên: “Em bị làm sao vậy? Tiêu tiền chồng không muốn lại muốn đi làm bỏ con, chẳng có người mẹ nào như em cả”.

Ở nhà chơi với con, đồng hành cùng con trong quá trình lớn lên đúng là ý nghĩa nhưng, còn tương lai và sự nghiệp của em sẽ như thế nào? Em có cảm giác mình ngày càng lạc hậu, thụt lùi so với sự phát triển. Em đề nghị chồng đưa tiền thêm để lo cho gia đình thì anh lại mặt nặng, mày nhẹ.

3 triệu bạc của anh mỗi tháng em không dám ăn tiêu, đến nỗi từ sinh xong tới giờ chẳng có bộ đồ nào mới, rầu thật sự.

Em thì chán vì không được tiêu tiền tự do còn chồng thì nghĩ em ở nhà có chồng nuôi thì sung sướng lắm rồi. Theo các chị, làm cách nào để chồng tự nguyện đồng ý để em đi làm, hoặc chí ít cũng phải tăng sinh hoạt phí cho em “dễ thở” hơn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link
X