Theo báo Vietnamnet, theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (21/2), ở phía Bắc có một bộ phận không khí lạnh đang di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo khoảng chiều tối và đêm ngày mai (22/2), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó đến một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Từ tối và đêm ngày 22/2, gió trong đất liền chuyển hướng Đông Bắc mạnh cấp 2-3.
Từ 23/2, ở khu vực phía Đông Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình và Thanh Hóa trời chuyển lạnh, vùng núi có nơi rét trời rét.
Cơ quan khí tượng cho biết, trong đợt không khí lạnh này, nhiệt độ thấp nhất ở những khu vực trên phổ biến từ 17-20 độ, khu vực vùng núi Bắc Bộ từ 15-17 độ, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, từ đêm 22-24/2, khu vực Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ. Từ 23-24/2, khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Đáng lưu ý, dự báo xa hơn, các chuyên gia khí tượng nhận định, sau đợt không khí lạnh này, khoảng ngày 26-27/2, một đợt không khí lạnh mạnh hơn được tăng cường. Do đó, từ 27/2, trời chuyển rét rõ ràng hơn ở miền Bắc.
Những đợt không không khí lạnh này được dự báo không mạnh như chính Đông, đợt cuối tháng 1, nhưng lại có xu hướng bổ sung liên tục, duy trì cái rét cuối mùa trong nhiều ngày. Tuy nhiên, vì thời gian còn dài nên chưa thể có các dự báo chi tiết chính xác về diễn biến của các đợt rét này.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh trên, từ đêm 22/2, ở khu vực phía Bắc vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, sóng biển cao 1,5-2,5m; vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 2-4m, biển động.
Không khí lạnh tiếp tục tác động đến miền Bắc
Cũng trong hôm nay, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra nhận định xu thế khí hậu thời hạn tháng thời kỳ từ 21/2-20/3/2024.
Theo đó, nhiệt độ trung bình cao hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1,5 độ C; riêng khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến xấp xỉ so với TBNN cùng thời kỳ.
Về lượng mưa, trong thời kỳ này, tại các khu vực trên cả nước thấp hơn từ 5-15mm, có nơi thấp hơn 30mm so với TBNN cùng thời kỳ.
Đáng lưu ý, khu vực Bắc và Trung Bộ có khả năng xuất hiện các đợt mưa, mưa rào và giông; riêng khu vực Đông Bắc Bộ tiếp tục có nhiều ngày mưa nhỏ, mưa phùn.
Trong thời kỳ này, không khí lạnh tiếp tục tác động đến thời tiết nước ta xen kẽ với hoạt động của rãnh khí áp thấp ở phía Bắc với xu hướng hoạt động mạnh dần và tương tác với không khí lạnh.
Vào ngày thứ Bảy, ở Đông Bắc Bắc Bộ, trời khá rét, nhiệt độ thấp nhất ở mức 12 – 14oC, cao nhất 16 – 18oC. Ở thủ đô Hà Nội và các vùng lân cận thì trời lạnh vừa phải, nhiệt độ thấp nhất 17 – 18oC, nhiệt độ cao nhất trong ngày ở mức trên 20oC. Với nhiều người, đây là mức lạnh khá nhẹ, tuy nhiên, do nhiệt độ giảm đến 7 – 10oC so với những ngày trước đó nên người dân vẫn cần mặc ấm, đề phòng cơ thể chưa kịp thích nghi.
Đợt không khí lạnh này suy yếu ngay trong ngày thứ Bảy và trời lại chuyển gió Đông – Đông Nam từ Chủ Nhật, độ ẩm lại tăng lên.
Theo dự báo hiện tại của Đài Quan sát Hong Kong (Trung Quốc) và một số trang khí tượng lớn, phải đến thứ Năm tuần sau, đợt không khí lạnh mạnh hơn mới về miền Bắc nước ta, khiến nhiệt độ Hà Nội giảm xuống mức thấp nhất là 13 – 14oC và cao nhất có thể chỉ là 20oC hoặc ít hơn. Các tỉnh thành Đông Bắc Bắc Bộ có nhiệt độ thấp hơn Hà Nội khoảng 2 – 3oC.
Nhiệt độ Hà Nội từ 4h đến 22h ngày thứ Bảy, 24/2. Số % là khả năng mưa. Ảnh: Cơ quan khí tượng Vương quốc Anh. |
Ngày thứ Năm tuần sau cũng là một ngày khá đặc biệt, vì đó là ngày 29/2, tức là 4 năm mới có một lần.
Theo dự báo hiện tại, đợt không khí lạnh vào ngày cuối tháng 2 sẽ duy trì sang vài ngày đầu tháng 3.
Dự báo chi tiết:
Cơ quan khí tượng cảnh báo khả năng xuất hiện thiên tai đi kèm: Từ đêm 22-24/2, khu vực Bắc Bộ có mưa và mưa nhỏ. Ngày 23-24/2, khu vực Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.
Gió mạnh và sóng lớn trên biển có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động của tàu thuyền và các hoạt động khác.
Mưa dông kèm theo các hiện tượng lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh có thể gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì hình thái ít mưa, nhiều ngày nắng nóng và khô hạn còn kéo dài gây ra tình trạng thiếu nước, nguy cơ cháy nổ rất cao.
Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: sương mù, giông, lốc, sét, mưa đá.