Vì sợ sẽ có kẻ xấu bắt cóc nhưng cũng không thể đưa con đi làm cùng, người mẹ này đã khóa trái cửa để con ở trong nhà.
Để con ở nhà một mình vì mưu sinh
Tình hình dịch giã khiến trẻ nhỏ phải ở nhà suốt gần 1 năm trời. Không được đi học cũng không được ra ngoài chơi, việc trông nom con cái khiến không ít bậc phụ huynh loay hoay không biết phải làm thế nào. Khi người lớn buộc phải đi làm kiếm sống, không thể nhờ ông bà hay không có tiền thuê người giúp việc thì nhiều người đành lựa chọn giải pháp là để con ở nhà một mình.
Mới đây, một đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội đã khiến nhiều người rơi nước mắt vì thương cảm. Do phải đi làm nên người mẹ này đành để con ở nhà một mình và khóa trái cửa lại. Lý do là mẹ không yên tâm sợ con bị bắt cóc hoặc chạy đi đâu đó xung quanh sẽ xảy ra tình huống nguy hiểm. Bất đắc dĩ, đứa trẻ đành phải ở trong nhà một mình với đồ ăn, thức uống mẹ đã chuẩn bị sẵn.
Người mẹ này chia sẻ: “Dịch nên mẹ để em ở nhà, mẹ đi kiếm tiền nuôi em, mẹ xin lỗi vì không cho em cuộc sống trọn vẹn như các bạn, cố gắng lên nhé. Bố mất rồi, ông bà mỗi người một việc mà dịch thì con không đi học được. Cuộc sống của mình không được như mọi người, rất nhiều câu hỏi đặt ra tại sao… nhưng cuộc sống của mẹ con mình là vậy rồi, chỉ tự cố gắng thôi. Cảm ơn những lời động viên những lời khuyên từ mọi người”.
Vừa dựng chiếc xe máy, người mẹ lao ngay tới cửa để mở khóa cho con. Nhìn chiếc xe đã sờn, căn nhà với cánh cửa cũ kỹ ai nấy đều xúc động. Em bé (khoảng chừng 4 đến 5 tuổi) nghe thấy tiếng xe của mẹ đã chạy ra cửa đón, câu đầu tiên mà bé nói là: “Sao hôm nay mẹ về muộn thế”. Có lẽ cậu bé đã lo lắng và mong chờ giây phút đón mẹ về lắm và cũng băn khoăn, thấp thỏm khi đợi mãi mà mẹ chưa về.
Ngó vào căn nhà đơn sơ, không quá nhiều đồ đạc mà nhiều bà mẹ rơi nước mắt. Vì hoàn cảnh và cuộc sống mưu sinh nên dù biết rằng sẽ có nguy hiểm xảy ra với con nhưng người mẹ này cũng không còn cách nào khác là đành để con một mình. Mọi người cũng dành lời khen cho cậu bé ngoan ngoãn, biết quan tâm tới mẹ và không sợ khi bị khóa trái cửa ở trong phòng một mình như thế.
“Mình rất thương những người phụ nữ ở 1 mình nuôi con như bạn vì mẹ mình cũng như vậy, cố lên bạn nhé”, “đau lòng quá, mình đã khóc khi nghe những lời con nói, 2 mẹ con thật dũng cảm”, “Hôm nay mẹ về muộn thế, em nói câu mà thấy nhói lòng, có lẽ em nhìn lên đồng hồ để đếm từng giây phút ngóng mẹ về”… mọi người để lại bình luận.
Tuy nhiên bên cạnh đó mọi người cũng khuyên mẹ nên dạy con một số kỹ năng cơ bản như không được nghịch điện hay đồ linh tinh, sắm cho bé thêm một chiếc điện thoại để mẹ gọi về bất cứ lúc nào. Hoặc người mẹ cố gắng sắm một chiếc camera để thi thoảng theo dõi con có đang ổn không.
Nỗi lòng trẻ thơ
Với những đứa trẻ, có lẽ điều quan trọng nhất chính là tình yêu thương của cha mẹ. Bởi những năm tháng ấu thơ, gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ. Bà Chính chia sẻ, vì nhớ con nên vợ chồng cậu con trai ngày nào cũng gọi về cho ông bà để nói chuyện. Cháu bé tuy mới 3 tuổi nhưng rất nhanh nhẹn và ngoan ngoãn. Cậu anh học lớp 3 thường tranh thủ lúc nghỉ học trông em cho ông bà đi làm rẫy. Đang trong dịp nghỉ hè nên anh trai của cháu được ra Bắc Ninh ở chơi với bố mẹ vài hôm, còn cháu do còn nhỏ nên phải ở nhà với ông bà.
Thấy có khách lạ, cậu tự ra góc nhà ngồi chơi rất ngoan. Thi thoảng, cậu bé lại đưa tay lên giả làm chiếc điện thoại rồi thì thào: “Alo! Bố mẹ ơi con ở nhà với bà ngoan lắm! Bố mẹ đi làm kiếm tiền mua sữa rồi nhanh về với con nhé!”. Chỉ câu nói bé nhỏ ấy thôi mà khiến chúng tôi không khỏi xúc động.
Trường hợp của bé Khôi lại khác hẳn. Những tiếng nói đầu đời của cậu bé Khôi không phải gọi cha, gọi mẹ mà là ông bà. Ông Chuyền kể, nó chẳng theo ai cả, chỉ quấn mỗi ông bà, đợt vợ chồng cậu con trai về ăn tết xong định đón con vào trong Kon Tum, nhưng mới đi được một đoạn nó khóc, đòi ông phải đi tìm xe đón nó quay về với ông bà, chứ nhất quyết không chịu đi cùng bố mẹ. Nói đến đây ông cúi xuống hỏi: “Khôi có nhớ ba mẹ không?”, nó dụi mắt rồi vừa lắc đầu, vừa hồn nhiên trả lời: “Không! Cháu thích ở với ông nội cơ”.
Câu nói ngây thơ của đứa trẻ chưa hiểu sự đời ấy khiến người nghe nhói lòng, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu bởi trẻ con ở với ai lâu hơn thì yêu thương người ấy là lẽ đương nhiên. Chúng nghĩ sao nói vậy chứ làm sao hiểu được câu nói ấy sẽ làm buồn lòng bố mẹ.
Xét ở quy luật tâm lý cũng như từ thực tế cho thấy, vai trò của cha mẹ trong việc chăm sóc, giáo dục con là điều vô cùng quan trọng. Tình mẫu tử là bản năng mãnh liệt của người mẹ với con và của con với mẹ, nên khi con ốm, con đau, có mẹ bên cạnh đã là một sự an tâm về tinh thần cho trẻ.
Hơn nữa, xã hội ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, khiến cho trẻ cũng “khôn” hơn so với tuổi. Nhiều vấn đề nảy sinh đòi hỏi phải có sự quan tâm của cha mẹ. Trong khi ông bà tuổi cao, sức yếu, lại không thể cập nhật hết tình hình phức tạp, nên các cháu càng lớn càng dễ tách khỏi ông bà và thực tế là không ít cháu đã sa ngã, hư hỏng, khiến cho ông bà đau lòng.
Anh Lê Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phúc cho biết, xã Tân Phúc hiện còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 16,4%, 42,32% hộ cận nghèo, thu nhập bình quân 25 triệu đồng/người/năm. Vị trí địa lý không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn và cơ sở hạ tầng vừa yếu và thiếu, kinh tế phát triển chậm, tăng trưởng chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của địa phương.
Toàn xã có 147 hộ có gia đình đi làm ăn xa, với 386 trẻ phải sống cùng ông bà hoặc người thân. Có thể nhận thấy một hiện thực khá rõ nét trong các gia đình ở xã hiện nay đó là vì nỗi lo “cơm, áo, gạo, tiền” và từ thực tế lao động ở miền núi chưa có nhiều cơ hội mở, tạo việc làm cho những người lao động có thể mưu sinh trên chính quê hương của mình. Nên dù không muốn xa con vẫn phải gửi con cho ông bà chăm nom giúp để lo cho vấn đề kinh tế.
Việc làm này về ý nghĩa thì mang tính tích cực nhưng nếu đi sâu phân tích sẽ thấy được một số tiêu cực như: Cha mẹ vắng nhà, công tác chăm sóc cho trẻ không đảm bảo dẫn đến có một số trẻ bị suy dinh dưỡng, kỹ năng sống cho trẻ không được đảm bảo. Và con cái từ khi nhỏ không được sống gần bố mẹ nên trong ký ức tuổi thơ hình ảnh bố mẹ sẽ rất mờ nhạt, lớn lên sẽ khó chia sẻ, tâm sự, cũng như nghe lời dạy bảo của cha mẹ, dẫn đến tỷ lệ trẻ em cấp 2 và cấp 3 bỏ học nhiều.
Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế của việc đi làm ăn xa mang lại, nhưng đối với những đứa trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn vẫn luôn cần có sự quan tâm, giáo dục từ cha mẹ. Ông bà và người thân có thể chăm sóc tốt cho các cháu, nhưng không có gì có thể thay thế được tình mẫu tử, phụ tử.