Lương tháng gần 30 triệu nhưng tôi đưa hết cho vợ, chỉ đút túi một triệu tiền xăng xe.

Tiền lương của tôi chuyển thẳng vào tài khoản vợ, hàng tháng chỉ giữ lại một triệu để chi trả xăng xe, điện thoại hay thi thoảng chè thuốc với anh em. Hôm trước tôi có đọc được bài báo về tâm sự của phụ nữ khi lấy phải ông chồng keo kiệt. Anh này

Tiền lương của tôi chuyển thẳng vào tài khoản vợ, hàng tháng chỉ giữ lại một triệu để chi trả xăng xe, điện thoại hay thi thoảng chè thuốc với anh em.

Hôm trước tôi có đọc được bài báo về tâm sự của phụ nữ khi lấy phải ông chồng keo kiệt. Anh này tính toán từng mớ rau, mỗi ngày chỉ đưa vợ đúng 100 nghìn để mua thức ăn cho gia đình 4 người. Nếu vợ chi tiêu hơn thì phải tự bỏ tiền túi ra, chứ anh ta không cho thêm một xu.

Tôi nghĩ qua lời chị vợ chắc cũng “nhân hóa” lên gấp đôi gấp ba, tôi chẳng tin ở thời buổi bây giờ lại có người đàn ông như vậy.

Không phải nói đâu xa, vợ chồng tôi năm nay đều ngoài ba mươi. Tổng thu nhập hai vợ chồng dao động hơn 40 triệu, trong đó của tôi cũng ngót nghét 30 triệu. Thế nhưng cứ đến ngày lấy lương hàng tháng, tôi đều chủ động “nộp sưu” cho vợ, không thiếu một đồng. Sau đó, tôi sẽ xin lại vợ 1 triệu để đổ xăng, điện thoại hay thi thoảng chè thuốc với anh em bạn bè.

Ảnh minh họa internet

Chắc hẳn nhiều bạn sẽ nghĩ rằng tôi là người đàn ông nhu nhược, bị vợ nắm thóp, đàn ông mà không có quỹ đen. Thế nhưng quan điểm của tôi hoàn toàn khác, tôi hoàn toàn đồng tình khi phụ nữ quản lý tài chính trong gia đình, vì tôi hiểu rằng họ làm tốt việc này hơn đấng mày râu rất nhiều.

Bao nhiêu vụ chồng ham mê bóng bánh, cờ bạc để rồi bị phá sản, thậm chí phải cắm cả sổ đỏ…chứ mấy khi thấy đàn bà ham chơi để gia đình phải vỡ nợ đâu.

“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là câu nói quen thuộc từ xưa đến giờ, để phân rõ nhiệm vụ của đàn ông và phụ nữ trong gia đình. Suy cho cùng, phụ nữ vẫn là người cầu toàn, cẩn thận và tính toán chi ly mọi việc hơn đàn ông, điều này chẳng phải bàn cãi.

Với cá nhân tôi, thật may khi tôi đưa hết tiền lương cho vợ tự quản lý. Mỗi khi nhận lương, cô ấy sẽ chia thành ba khoản chính: tiết kiệm, trả nợ hoặc đầu tư và chi tiêu. Chính vì vợ sử dụng đồng tiền hợp lý, mà 5 năm trước nhà tôi vẫn còn phải nai lưng để trả nợ tiền xây nhà, mà chỉ vài năm số nợ đã hoàn tất và có của ăn của để.

Khi đưa tiền cho vợ, tôi cực kỳ yên tâm. Cô ấy không chỉ biết giữ tiền mà còn khiến tiền đẻ ra tiền. Vì không phải bận tâm chuyện chi tiêu mà tôi có thời gian để tập trung hơn cho sự nghiệp, nhờ vậy công việc thuận lợi hơn và thu nhập cũng ngày càng cao hơn.

Chia sẻ bài viết:

Theo Copy link

Link bài gốc

Copy Link
X