Mẹ tôi hiền lành lắm, trước bà ngoại có nghề bán bánh cuốn gia truyền nên mẹ cũng theo nghề đó. Cả nhà tôi gần như là trông chờ vào những đồng tiền từ hàng bánh cuốn của mẹ.
Bố tôi làm công chức lương được bao nhiêu ông đãi bạn bè hết. Tính ông cực kì khó chịu, đi làm về là bắt vợ con phục vụ từ chén nước đến cái tăm. Sáng nào ông dậy cũng phải có sẵn ấm nước trà nóng ở trên bàn rồi. Mẹ bán hàng ăn sáng bận là vậy mà vẫn phải đổi món cho bố, không có chuyện sáng nào cũng bưng đĩa bánh cuốn vào thì ông mắng cho sấp mặt.
Sống với nhau từng ấy năm nên mẹ tôi hiểu tính bố, từ cái áo, cái quần, đến đôi giày bố đi làm lúc nào cũng chỉ chu, là lượt.
Mẹ chăm sóc bố đến từng chân tơ kẽ tóc, mỗi lần ông chỉ cần cảm cúm thôi là bà cuống lên đi tìm thuốc còn rót cả cốc nước để sẵn đấy. Có lúc tôi thấy ông chẳng cầm lên mà gọi mẹ:
“Nước với thuốc của tôi đâu”.
Mẹ đang đun nồi cháo dưới bếp vẫn phải tất tả chạy đưa thuốc đưa nước cho bố. Có lần ông bị đau ruột thừa phải vào viện mổ, mẹ túc trực chăm sóc, nâng đỡ từng tí một.
Ảnh minh họa: Nguồn Pantip.com
Hôm bố về nhà vẫn chưa được ăn cơm chỉ húp nước cháo suông thôi nhưng ông ném cả cái bát xuống nền:
“Cháo gì mà nhạt nhẽo, ít cũng phải hầm con chim bồ câu vào chứ”.
Mẹ lại lúi húi dọn dẹp, chiều bà tìm mua bằng được con chim câu về lọc thịt, băm nhỏ rồi nấu cháo cho bố. Nhiều khi tôi thấy mẹ chăm chồng còn chu đáo hơn là chăm con cái vậy.
Chị em tôi lớn lên cũng giúp đỡ mẹ những việc lặt vặt như nấu cơm, rửa bát. Nhưng mẹ đâu có được nhàn nhã hơn vì bố lúc nào cũng yêu sách hết chuyện này đến chuyện khác, chẳng bao giờ để bà được yên.
Trước kia hiếm khi thấy mẹ ốm lắm, thỉnh thoảng kêu đau đầu lại tự mua thuốc uống chứ chưa bao giờ bố hỏi thăm mẹ được 1 câu tử tế.
Từ lúc hai chị em tôi đi lấy chồng, bố nghỉ hưu nên càng khó tính hơn chỉ biết đòi hỏi cho bản thân mà không nghĩ cho vợ con. Vừa rồi mẹ bị tai biến phải nằm viện điều trị cả tháng trời. Thời gian đó không ai ở nhà cơm nước khiến ông cáu loạn lên.
Mẹ đi chữa bệnh mà bố không hề vào thăm 1 lần lấy lý do đi lại xa xôi. Hôm tôi sang lấy thêm ít quần áo cho mẹ, bố chẳng hỏi được 1 câu nào tử tế mà cằn nhằn:
“Tự nhiên thì lăn ra ốm, nhà như cái nhà hoang”.
Nếu không phải bố mình chắc tôi cho một trận rồi. Nghĩ mà thương mẹ, cả đời hi sinh vì chồng con cuối cùng đổi lại được gì? Chồng ốm thì tất tả ngược xuôi lo thuốc men, cơm bưng nước rót, thế mà lúc bà nằm liệt đó chẳng thấy bóng dáng ông đâu.
Sao phụ nữ vất vả vì chồng vì con mà đàn ông lại thờ ơ vô tâm đến vậy nhỉ? Như bố tôi chẳng hạn, ông quen thói được chăm sóc tận răng, coi đó là nghĩa vụ của vợ và mình chỉ tận hưởng. Còn lúc vợ con ốm đau bệnh tật thì thân ai người ấy lo.
Ảnh minh họa: Nguồn tvmag.drama
Tổng hợp : Webtretho
https://www.webtretho.com/f/tam-su-cua-vo/luc-bo-toi-om-me-mua-tung-vien-thuoc-khi-ba-liet-giuong-khong-thay-bong-dang-ong-dau
- Mới sinh 3 tháng, mẹ chồng bắt dọn nhà, nấu cơm. Em bế con về ngoại, khổ thế ai chịu được
- Bỏ rơi vợ mắc UT để theo cô gái trẻ đẹp, chồng nhận ngay cú sốc từ bản di chúc bí ẩn ngày vợ qua đời
- Mỗi sáng đi làm, vị luật sư trẻ đều dúi vào tay ông lão ăn mày vài đồng mua đồ ăn. Rồi một ngày, ông lão mất…
Cùng chủ đề
Người Vợ Tận Tụy Chăm Chồng Li-/ệt Giường suốt 5 Năm, nào ngờ đến lúc anh q;/ua đ/ời thì có cô gái trẻ xinh đẹp xuất hiện tại đám ta;/ng
Suốt 5 năm trời, Hương tận tụy chăm sóc chồng – Tuấn – người bị tai nạn giao thông và trở thành người liệt toàn thân. Cô từ bỏ công việc, thanh xuân, cả những lời cầu hôn đầy hứa hẹn từ người cũ chỉ để ở bên anh. Cô bón từng thìa cháo, lau từng giọt mồ hôi, thay tã mỗi đêm không một lời than vãn. Ai cũng khen cô là biểu tượng của tình yêu và sự hy sinh.
Vị khách quen tại nơi làm việc ngỏ lời: “Đ::ẻ cho anh lấy 1 thằng con trai nối dõi, em sẽ có 3 tỷ, tha hồ làm lại cuộc đời”
Câu chuyện: Lời hứa 300 triệu Phần 1: Hy vọng đổi đời Tôi, Nguyễn Thị Lan, vừa tròn 18 tuổi, khăn gói rời quê lên Sài Gòn với giấc mộng đổi đời. Quê tôi nghèo, cha mất sớm, mẹ tần tảo nuôi ba chị em bằng gánh chè rong. Tôi không muốn mẹ khổ thêm,
Con trai không cho mẹ già bước vào nhà vì bà làm mất sổ đỏ, bà âm thầm sang ở nhà hàng xóm và gặp công an tính toán đâu ra đấy, đúng 1 tuần sau…
Căn nhà hai tầng nằm ở góc phố là cả gia tài mẹ tôi dành dụm nửa đời người, từng viên gạch, từng chiếc cửa sổ đều thấm mồ hôi nước mắt của một đời buôn thúng bán bưng. Ngôi nhà ấy, bà đứng tên – không phải vì không tin con cái, mà vì một thói quen: thứ gì bà đổ mồ hôi làm ra, bà muốn chính tay giữ lấy.
Mừng rỡ vì được con dâu tặng vòng vàng, nhưng nghe câu nói đùa của con, tôi lặng lẽ về quê…
Tôi không nhớ rõ lần cuối cùng mình được ai đó tặng quà là khi nào. Có lẽ là từ thời chồng tôi còn sống, vào một dịp Tết nào đó, ông dúi vào tay tôi đôi bông tai nhỏ rồi lúng túng nói: “Không nhiều, nhưng coi như có cái cho bằng người ta.”
Tôi sảy thai, mẹ chồng cho thùng trứng thối, tôi không kìm được nước mắt khi chồng mở thùng ra
Tôi sảy thai vào một buổi chiều nhiều gió, sau ba tiếng co giật bụng quằn quại trong phòng trọ ẩm thấp. Đó là đứa con đầu lòng – là kết tinh của một cuộc hôn nhân không hoa hồng, nhưng tôi đã từng tin là có thể đâm chồi từ lòng kiên nhẫn.
Có bầu với người yêu cũ là tỷ phú, tôi âm thầm làm mẹ đơn thân, nào ngờ hôm tới bệnh viện khám thai, tôi gặp anh trong tay với người con gái khác
Mưa rơi lất phất ngoài cửa sổ, những giọt nước liêu xiêu bám vào kính, trượt dài như những vệt nước mắt không tên. Tôi ngồi trong căn phòng nhỏ, tay ôm chặt chiếc áo len cũ, lòng nặng trĩu. Căn phòng này, dù ấm áp với ánh đèn vàng dịu, vẫn không xua tan được cảm giác cô đơn đang gậm nhấm trái tim tôi.