Quả cà chua rất giàu vitamin và khoáng chất, hàm lượng nước và chất xơ cũng rất cao. Trong 100g cà chua chín tươi sẽ đáp ứng được 13% nhu cầu hàng ngày về vitamin A, 8% nhu cầu vitamin B6, từ 33-50% nhu cầu vitamin C. Bên cạnh đó, cà chua còn có vitamin B1 (0,06mg), B2 (0,04mg), PP (0,5mg)… Ngoài ra còn có chất bổ dưỡng như đạm, đường, chất béo và khoáng vi lượng như canxi, sắt, kali, phốt pho…
“Chất vàng” khiến cà chua thành loại quả chống UT
Cà chua vẫn được biết đến với công dụng làm đẹp da, tốt cho mắt, giảm cân, bảo vệ tim mạch. Nhưng cà chua còn là loại quả hỗ trợ ngăn ngừa, chống lại các bệnh UT hiệu quả.
Lý do là nhờ chất Lycopene. Đây là một sắc tố caroten và carotenoid màu đỏ tươi và một hóa chất thực vật được tìm thấy trong nhiều loại rau quả, bao gồm cà chua. Bạn cũng có thể tìm thấy lycopene trong các rau củ quả có màu đỏ khác như dưa hấu, đu đủ, ổi đỏ, bưởi đỏ, bưởi chùm nhưng lại không có trong dâu tây hay anh đào.
Nhưng thực phẩm có nồng độ lycopene cao nhất là cà chua. Trong 100g cà chua khô chứa tới 45,9mg lycopene và hàm lượng này ở cà chua nguyên nhất là 21,8mg.
Lycopene là một chất chống oxy hóa thuộc nhóm carotene. Chất này có tác dụng chính là chống oxy hóa rất mạnh bảo vệ cơ thể bạn khỏi tổn thương gây ra bởi các hợp chất được gọi là gốc tự do.
Các đặc tính chống oxy hóa của lycopene có thể giúp giữ mức độ gốc tự do cân bằng, bảo vệ cơ thể chống lại nhiều bệnh lý mãn tính, làm chậm hoặc ức chế sự phát triển và lan rộng của tế bào UT.
Bên cạnh đó, polyphenol và vitamin C trong cà chua cũng góp công lớn vào việc chống lại UT. Chủ yếu liên quan tới việc làm chậm tốc độ oxy hóa, kháng viêm, ngăn ngừa hình thành các kh; ối u.
Cà chua giúp chống lại các bệnh UT nào?
Các chất chống oxy hóa trong cà chua mà nổi bật nhất là Lycopene giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc và lan rộng tất cả các kh: ối u ở nhiều mức độ khác nhau từ rất nhẹ tới hiệu quả cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, cà chua có tác dụng nhiều nhất trong chống lại UT vú, UT t: uyến t: iền liệt và một số b: ệnh UT liên quan tới đường tiêu hóa.
Các nhà khoa học tại Đại học Portsmouth (Vương quốc Anh) đã nghiên cứu khả năng làm chậm phát triển của UT v: ú, UT tuyến t: iền l: iệt của lycopene. Nó làm gián đoạn các con đường tín hiệu thường làm cho các kh: ối u phát triển chậm hơn.
Nhiều tổ chức nghiên cứu y tế nổi tiếng tại Mỹ đã cùng tham gia “Chương trình thử nghiệm lâm sàng quốc gia (NCT)” để thực hiện các thử nghiệm lâm sàng sẵn sàng về lycopene trong phòng hoặc phòng bệnh điều trị UT tuyến tiền liệt. Bao gồm: Trung tâm Ung thư MD Anderson, North Central điều trị UT, Nhóm điều trị UT miền Bắc Trung ương (NCCTG, The Northern Central Cancer Treatment Group). Kết quả đều chỉ ra Lycopene của cà chua hỗ trợ tích cực trong làm giảm và ức chế UT tuyến tiền liệt với con số trung bình là 15% so với người không ăn.
Nghiên cứu khác trên 46.000 nam giới của Mỹ trong hơn 20 năm cho thấy mối tương quan đáng kể giữa lượng lycopene cao và sự giảm nguy cơ UT tuyến tiền liệt. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, đặc biệt lưu ý rằng việc tiêu thụ nước sốt cà chua đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này.
Còn theo một nghiên cứu của Trường Y Harvard (Mỹ), sử dụng cà chua và các sản phẩm của cà chua như nước sốt cà chua và pizza hơn 2 lần/tuần làm giảm 21 – 34% nguy cơ UT tuyến tiền liệt, tùy thuộc vào thực phẩm.
Một nghiên cứu khác ở Ý, nơi tiêu thụ nhiều cà chua, phát hiện ra rằng nguy cơ UT giảm 30 – 60% , đặc biệt là UT đường tiêu hóa ở những người ăn ít nhất 7 khẩu phần cà chua tươi mỗi tuần. Đặc biệt là UT dạ dày.
Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật báo cáo thêm rằng lycopene trong cà chua còn có thể ngăn chặn sự phát triển của các tế bào UT ở thận. Ở người, các nghiên cứu quan mối liên quan giữa nồng độ carotenoids cao, bao gồm lycopene và nguy cơ mắc UT phổi và tuyến tiền liệt thấp hơn lần lượt là 32% và 50%.
Lưu ý khi ăn cà chua để chống UT
Một số ít trường hợp ăn nhiều thức ăn giàu lycopene như cà chua dẫn đến sự đổi màu da được gọi là lycopenodermiasau.
Bên cạnh đó còn có một số tác dụng phụ được báo cáo khi tiêu thụ lycopene mức độ cao bao gồm tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, nôn mửa và chán ăn. Những triệu chứng trên thường liên quan đến việc dùng nó ở dạng bổ sung, thay vì qua chế độ ăn uống, nếu bạn muốn dùng liều cao thì phải có ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng.
Hiệp hội UT Hoa Kỳ cho biết, lượng lycopene nạp vào mỗi ngày ở 1 người không nên vượt 30mg. Nhưng để có được tác dụng phòng UT tốt nhất, hàm lượng lycopene cần thiết là 15mg.
Lưu ý rằng cà chua chín, nhất là chín đỏ mới giàu lycopen, càng đỏ thì càng nhiều chất chống UT lycopene và betacarotene. Không nên ăn cà chua xanh, chưa chín hẳn vì không chỉ ít dinh dưỡng, gần như không có lycopene mà còn dễ gây ng: ộ độc, vị không ngon. Cũng không nên ăn cà chua có đốm đen, bị dập nát, thối hỏng vì dễ gây nhiễm khuẩn.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cũng lưu ý thêm rằng, chế biến nhiệt đúng cách có thể giúp chúng ta thu được hàm lượng lycopene cao hơn. Cụ thể, khi đun nóng cà chua, nồng độ Lycopene và các chất chống oxy hóa tăng cao gấp từ 4 – 7 lần. Bởi lycopene có cấu trúc chuỗi thẳng 40 carbon và thành tế bào của cà chua cần được “làm nóng” để phá hủy thành tế bào và tách nó ra.
Bên cạnh đó, không nên đun cà chua ở nhiệt độ quá cao liên tục. Nấu ở nhiệt độ 80 – 100 độ C quá 15 phút có thể khiến lycopene trong cà chua bị phá hủy dần và hàm lượng sẽ giảm. Chúng ta nên thêm dầu ăn, hoặc/và giấm để hấp thu tối đa lycopene cũng như tốt nhất cho sức khỏe. Bởi lycopene ưa mỡ, dễ hòa tan hơn và cũng dễ hấp thụ hơn. Còn giấm có thể phá vỡ (thủy phân liên kết hóa học của lycopene) khiến nó dễ phân ly hơn.
Tổng hợp: https://yeugiadinh.vn/song-khoe/loai-qua-quen-thuoc-nhung-chua-chat-vang-chong-k-rat-tot-d171967.html
Nguồn: https://www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn/loai-qua-quen-thuoc-nhung-chua-chat-vang-chong-k-ra-cho-la-mua-duoc-726974.html