Uống nước lá sen khô: Cơ thể nhận được hơn 10 lợi ích bất ngờ, tốt hơn cả thuốc bổ

Lá sen khô có giá trị dược liệu cao nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng của nó.

Lá sen khô thuộc loài thực vật họ Thụy liên, là nguồn dược liệu tự nhiên. Tên thuốc là Hà diệp được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc từ lâu đời.

Lá sen thu hái vào mùa thu, bỏ cuống. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Dược liệu mùi thơm mát, hơi đắng, chất giòn.

Công dụng của lá sen

Theo y học cổ truyền, lá sen vị khổ (đắng), hơi chát, tính mát, lợi về kinh can, tỳ, vị; có công dụng giúp sức cho tỳ, vị, nâng cao trung khí, hạ nhiệt, làm tan ứ tụ và cầm máu. Phù hợp điều trị nôn ra máu, đổ máu cam, đại tiện ra máu, miệng khát, tâm phiền, phù thũng máu tụ, băng huyết, hỗ trợ giảm trọng lượng cơ thể.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy: Lá sen có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu; hỗ trợ giảm tổn thương gan; ức chế hấp thu chất béo vào cơ thể; tăng tốc độ chuyển hóa và tăng tiêu hao năng lượng…

Trên lâm sàng lá sen dự phòng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, mỡ máu cao. Người cao tuổi sức khỏe yếu, người bệnh mạch vành tim và viêm túi mật, tai biến mạch máu não…nên sử dụng lá sen.

Sử dụng lá nước lá sen khô đều đặn, có thể bạn có thể nhận được những lợi ích sau.

Hỗ trợ hạ huyết áp

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng lá sen có chứa chất nuciferin có tác dụng giãn nở mạch máu, hỗ trợ điều trị rối loạn huyết áp và hạ huyết áp.

Bảo vệ tim mạch

Lá sen có chứa flavonoid, một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh có tác dụng loại bỏ gốc tự do trong cơ thể. Nhờ đó, nó cũng có tác dụng nhất định trong việc ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung.

Lợi tiểu, nhuận tràng

Lá sen chứa cellulose và alkaloid có tác dụng thúc đẩy bài tiết dịch vị, tăng cường như động ruột. Từ đó nó có tác dụng ngăn ngừa và điều trị táo bón. Ngoài ra, lá sen cũng có tác dụng giải độc, làm đẹp, tiêu sưng, lợi tiểu.

Giảm mỡ, giảm cân

Chất nuciferin, lotusine trong lá sen được chứng minh là có tác dụng phân giải chất béo. Bên cạnh đó cenlulose trong lá sen cũng có tác động thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất cặn bã, độc hại ra khỏi cơ thể.

Dùng lá sen nấu nước uống có thể hỗ trợ quá trình giảm mỡ, giảm cân, phù hợp với những người đang muốn điều chỉnh vóc dáng.

Thơm miệng, hỗ trợ giấc ngủ

Lá sen có mùi thơm tự nhiên, thơi mát. Người ta thường dùng lá sen phơi khô để làm lõi gối giúp thư giãn tinh thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Uống trà lá sen cũng có tác dụng cải thiện các vấn đề về hơi thở có mùi.

Làm đẹp da

Nhờ khả năng hỗ trợ bài tiết cặn bã, chất độc ra khỏi cơ thể mà việc sử dụng lá sen cũng giúp làn da đẹp hơn, mịn màng, trắng sáng hơn.

Thang bổ tỳ, tiêu ứ, giảm mỡ: Lá sen 20g, sơn tra sao 4g, mạch nha tươi 10g, vỏ quất 15g. Sắc uống ngày một thang. Uống nóng tốt hơn uống lạnh.

Trị chảy máu cam, miệng khô, hôi miệng, tiểu rắt, đại tiện táo

Lá sen 10g, thanh hao 6g, mộc thông 3g, liên kiều 5g, tiêu sơn chi 6g, hoàng liên 2g, lá tre 5g, đan bì 6g, hoàng cầm 3g, rễ cỏ tranh 10g. Sắc uống ngày một thang.

Giải nhiệt phòng trị cảm nắng

Lá sen 10g, kim ngân hoa 6g. sắc uống hoặc hãm với nước sôi trong bình kín, uống thay trà.

Trị váng đầu, hoa mắt, ù tai, thính lực kém

Lá sen 10g, hạch đào nhân 6g, đỗ trọng tươi 9g. Hạch đào nhân sao vàng giã nát, sắc chung với lá sen, đỗ trọng bỏ bã, lấy nước, uống ấm.

Trị mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, mơ nhiều, hoa mắt, tai ù, cao huyết áp

Lá sen 10g, đảng sâm 6g, tuyền phúc hoa 10g, thạch quyết minh 10g, bán hạ 10g, thiên ma 6g, trần bì 6g. Sắc uống ngày một thang. Chia 2 phần. Sáng uống 1 phần, tối uống 1 phần.

Lưu ý khi sử dụng lá sen

Không nên pha lá sen khô với nước sôi mà nên bỏ lá sen vào nồi nước để đun cho các tinh chất trong lá sen thôi ra nước. Sau đó, để nước lá sen nguội và sử dụng.

Mặc dù lá sen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không nên dùng thay thế nước lọc và không uống liên tục trong thời gian dài. Cái nhiều nhiều quá cũng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể.

Ngoài ra, nước lá sen chỉ là sản phẩm hỗ trợ quá trình điều trị, phòng ngừa bệnh tật, không nên coi đây là phương thức điều trị chính. Trước khi sử dụng lá sen, nên cân nhắc tình trạng sức khỏe của bản thân và có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Những người không nên uống nước lá sen

Phụ nữ đang trong ngày “đèn đỏ”, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng nước lá sen.

Những người có thể trạng nhiệt có thể uống nước lá sen để hạ hỏa. Tuy nhiên, người thể hạn không nên sử dụng loại đồ uống này trong thời gian dài vì nó có thể khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, tình trạng hàn càng thêm nghiêm trọng.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/uong-nuoc-la-sen-kho-co-the-nhan-duoc-hon-10-loi-ich-bat-ngo-tot-hon-ca-thuoc-bo-d174804.html