Theo quy định hiện hành, người lao động có thể tham gia BHXH tự nguyện để hưởng các chế độ hưu trí. Việc này mở ra cơ hội cho người lao động có khả năng tài chính và mong muốn nghỉ hưu sớm trước tuổi quy định. Việc đóng thêm BHXH tự nguyện để nghỉ hưu trước tuổi không chỉ mang lại sự an tâm về tài chính cho người lao động mà còn giúp họ chuẩn bị cho tuổi già một cách chu đáo và tiếp tục hưởng cuộc sống viên mãn sau nhiều năm lao động.
Ảnh minh họa.
Ngừng đóng BHXH tự nguyện có được rút một lần?
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 thì người tham gia BHXH tự nguyện mà có yêu cầu thì được hưởng BHXH một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật BHXH mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH và không tiếp tục đóng BHXH;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
Như vậy, nếu người tham gia BHXH tự nguyện có yêu cầu hưởng BHXH một lần và đáp ứng một trong các điều kiện nêu trên sẽ được giải quyết hưởng BHXH một lần.
Lao động tự do tham gia BHXH tự nguyện có được rút một lần không?- Ảnh 1.
Ảnh minh họa.
Mức hưởng BHXH một lần là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
[…]
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
5. Việc thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu ra nước ngoài để định cư được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 65 của Luật này.
Như vậy, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
– 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
– 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
– Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 2 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của đối tượng được Nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện mới bổ sung loạt quyền lợi cho người dân
TRỢ CẤP THAI SẢN
Trợ cấp thai sản được quy định từ Điều 94 đến Điều 97 là chế độ hoàn toàn mới của BHXH tự nguyện theo Luật BHXH năm 2024. Theo quy định hiện hành (áp dụng Luật BHXH năm 2014), BHXH tự nguyện không có trợ cấp thai sản.
Theo Điều 94 Luật BHXH năm 2024, người lao động có thời gian đóng BHXH tự nguyện hoặc vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự nguyện từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì được hưởng trợ cấp thai sản.
Điều 95 Luật BHXH năm 2024 quy định chi tiết về trợ cấp thai sản. Theo đó, mức trợ cấp thai sản là 2 triệu đồng cho mỗi con được sinh ra. Trong trường hợp thai từ 22 tuần tuổi trở lên chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ thì mức trợ cấp trên được tính cho mỗi thai.
Ngoài trợ cấp trên, lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người dân tộc Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo khi sinh con còn được hưởng chính sách hỗ trợ khác theo quy định của Chính phủ.
Điều đặc biệt là trợ cấp này do ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện, người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng thêm chi phí so với quy định hiện hành.
Mức trợ cấp cũng sẽ được Chính phủ điều chỉnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng của ngân sách từng thời kỳ.
Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ
Chế độ hưu trí dành cho người tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 98 cho đến Điều 107 trong Luật BHXH năm 2024.
Nội dung điều chỉnh chính của chế độ hưu trí mới là về điều kiện hưởng lương hưu và cách tính mức lương hưu hằng tháng.
Đối tượng và điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 98 Luật BHXH năm 2024 cơ bản tương tự Luật BHXH năm 2014.
Tuổi nghỉ hưu vẫn thực hiện theo Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động. Cụ thể, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.
Tuy nhiên, điều kiện về thời gian đóng BHXH để được hưởng lương hưu giảm từ 20 năm xuống còn 15 năm.
Ngoài ra, theo Luật BHXH năm 2014, trong trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Trong Luật BHXH năm 2024 không có quy định này.
Về mức lương hưu hằng tháng, Luật BHXH năm 2024 quy định tại Điều 99, có bổ sung thêm cách tính mức hưởng của lao động nam đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm.
Trước đây, tỷ lệ hưởng lương hưu thấp nhất của lao động nam là 45% bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH tương ứng với 20 năm tham gia BHXH.
Tuy nhiên, khi Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực, người lao động có 15 năm tham gia BHXH cũng được hưởng lương hưu nên phải bổ sung thêm.
Các quy định về trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, thời điểm hưởng lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội một lần, Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, cách tính Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện… cơ bản giữ nguyên như quy định hiện hành (theo Luật BHXH năm 2014).
Riêng khoản trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (quy định tại Điều 100 Luật BHXH năm 2024) có bổ sung thêm trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng BHXH thì mức trợ cấp một lần bằng 2 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định.
CHẾ ĐỘ TỬ TUẤT
Chế độ tử tuất dành cho người tham gia BHXH tự nguyện được quy định tại Điều 108 cho đến Điều 115 trong Luật BHXH năm 2024.
Người tham gia BHXH tự nguyện vẫn được hưởng 2 chế độ chính là trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất một lần như quy định hiện hành (theo Luật BHXH năm 2014).
Tuy nhiên, về đối tượng hưởng trợ cấp mai táng, Luật BHXH năm 2024 xác định rõ là tổ chức, cá nhân lo mai táng.
Mức trợ cấp mai táng cũng được điều chỉnh từ 10 tháng lương cơ sở thành 10 lần mức tham chiếu tại tháng mà người tham gia BHXH tự nguyện qua đời.
Chế độ trợ cấp tuất một lần cũng có sự điều chỉnh nhỏ về cách tính mức trợ cấp. Cụ thể như sau:
Ngoài ra, Luật BHXH năm 2024 cũng bổ sung quy định giải quyết nhiều trường hợp phát sinh đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện đang hưởng lương hưu như ra nước ngoài để định cư; chuyển nơi hưởng lương hưu; tạm dừng, chấm dứt, tiếp tục hưởng lương hưu… Các trường hợp này được quy định tại Điều 115.