Khi con cái còn nhỏ, cha mẹ có thể dễ dàng tâm sự mọi chuyện. Họ có thể hỏi rằng “hôm nay của bạn thế nào”, “Mẹ cảm thấy không vui vì con”,…Nhưng dần dần con lớn lên, cho đến khi đã có gia đình nhỏ của mình. Cha mẹ cũng có tuổi hơn, già yếu hơn. Họ thường có xu hướng cất giữ trong lòng, không muốn nói ra sợ con cái phiền lòng.
Chỉ những người con nào đủ tinh tế và quan sát mới biết được nỗi lòng, điều mà cha mẹ đang giấu chịu đựng một mình. Dưới đây chính là 3 điều không phải cha mẹ nào khi về già cũng sẽ nói ra cho cái biết:
1. Cha mẹ sẽ giấu nhẹm việc mình bị bệnh, sợ con cái lo lắng:
Cha mẹ khi bước vào độ tuổi xế chiều, cũng là lúc sức khỏe yếu đi. Bệnh cũng thường xuyên gặp phải. Những lúc đó cha mẹ thường không nói ra với con cái, họ nghĩ rằng không đáng để con cái phải biết. Họ có thể tự chăm sóc cho bản thân mình.
Bất kỳ cha mẹ nào cũng chẳng muốn mình trở thành gánh nặng cho con cái. Nhất là không muốn con cái lo lắng khi đang đi làm ăn xa hoặc đang đi học xa.
Chính vì vậy, cho dù bạn bận cỡ nào cũng phải dành một chút thời gian để quan tâm, hỏi han đến tình hình của cha mẹ thì hơn. Đừng đến khi được báo rằng cha mẹ bị bệnh nặng mới bắt đầu lo lắng rồi chăm sóc. Nếu chẳng may không kịp thì bạn sẽ phải ân hận lắm phải không?
2. Cha mẹ luôn cẩn thận khi nói chuyện với con cái, sợ chúng không ưng ý
Ngày xưa thì con cái, con dâu nhìn sắc mặt bố mẹ để sống. Nhưng khi xã hội quá hiện đại, con cái cũng vì thế mà tiếp xúc với nhiều văn hóa khác nhau. Bây giờ khi cha mẹ nói chuyện lại phải nhìn sắc mặt, tâm trạng của con cái mà cư xử.
Cha mẹ già đi, nói chuyện đôi lúc sẽ không được rõ ràng, họ thường nói nhiều và dài dòng. Việc này khiến cho con cái cảm thấy khó chịu, họ không kiên nhẫn để nghe cha mẹ nói về một điều gì đó. Khi thấy bạn không thoải mái, họ lập tức sẽ nhìn ra qua thái độ trên khuôn mặt hoặc hành động của con.
Tại sao khi ra xã hội, với người xa lạ thì chúng ta lại có thể vui vẻ, nói chuyện dễ nghe, còn nhẹ nhàng được. Thì khi về nhà lại trở nên lớn tiếng, cáu gắt, vô tâm với cha mẹ của mình được cơ chứ.
Nhiều khi cha mẹ biết bạn không thích, không vừa lòng với những gì họ nói ra nhưng họ đều âm thầm chịu đựng. Một số cha mẹ chọn cách im lặng không dám ho he một tiếng vì sợ phật lòng con cái khi sống chúng.
Cho dù bạn có bận đến mức nào, một lời khuyên dành cho bạn đó chính là hãy quan tâm đến cha mẹ mình được không. Cho dù bạn không kiên nhẫn nổi, không thoải mái thì hãy có thái độ tích cực với cha mẹ mình.
3. Sợ con cái khó khăn nhưng bản thân chẳng giúp được gì
Bạn có biết rằng để có thể nuôi bạn khôn lớn đến trưởng thành, đến khi lập gia đình, có được cuộc sống tốt, cha mẹ đã phải trả giá mọi thứ. Đánh đổi những giây phút nghỉ ngơi, đánh đổi thanh xuân của bản thân. Bởi vì lúc bạn nhỏ, cha mẹ còn sức khỏe cáng đáng hết mọi thứ.
Nhưng khi bạn đã có gia đình, cũng là lúc cha mẹ có tuổi, già yếu đi nhiều. Họ chẳng thể gánh vác cuộc sống của bạn nữa. Ngoài những lời căn dặn mong có thể giúp ích cho bạn mà thôi.
Bước chân vào xã hội, mỗi người đều sẽ gặp những khó khăn khác nhau. Có người thì ngược xuôi vì công việc, vì học hành, vì tiền bạc,…Bạn gặp chuyện cũng chỉ có cha mẹ lo lắng. Chứng kiến bạn chẳng may thất bại, chứng kiến những ngày bạn khóc lóc đến suy sụp, thì cha mẹ vừa thương vừa trách bản thân mình. Họ trách rằng không giúp được gì cho bạn vào những thời khắc này.
Vì vậy cho dù bạn được ít hay không được gì từ bố mẹ, cũng đừng trách họ, bởi họ đã rất cố gắng để nuôi bạn khôn lớn đến bây giờ rồi.
Lời cuối cùng
Không có ai ngoài cha mẹ là yêu thương bạn thật lòng, lo lắng cho bạn thật lòng cả. Bạn đối xử với cha mẹ mình thế nào thì sau này con cái cũng sẽ đối xử lại với bạn như vậy thôi. Bởi ai rồi cũng sẽ đi qua giai đoạn làm con cái rồi đến giai đoạn làm cha mẹ. Vài năm nữa bạn cũng sẽ vào vị trí của cha mẹ ngay lúc này. Cho nên hãy dành thời gian để hiểu cha mẹ, đồng cảm với những gì cha mẹ nghĩ, cha mẹ làm nhé.