Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng cũng rất dài, buổi họp lớp đã giúp tôi nhìn thấu nhân sinh.
Bài viết là lời chia sẻ của Dương Huy, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
Cách đây vài ngày, tôi nhận được lời mời qua tin nhắn trên điện thoại di động từ lớp trưởng cấp 3: “Tiệc kỷ niệm 10 năm sau khi ra trường, cậu tham dự nhé!”.
Chớp mắt đã 10 năm trôi qua, tôi có chút tiếc nuối. Hôm đi họp lớp, tôi thắt cà vạt, chọn bộ quần áo phù hợp nhất trong tủ, chỉnh trang lại và bước vào địa điểm tổ chức.
Lớp thời THPT của tôi có 46 học sinh, số người tham gia là 32 bạn. 10 năm trôi qua vội vã tạo nên bao khoảng cách giữa con người với nhau. 10 năm trôi qua, giữa chúng ta sẽ có những thay đổi gì? Tôi không biết có bao nhiêu người giống như tôi, đến tham dự để tìm câu trả lời.
Người từng đứng nhất lớp có còn toả sáng nữa không?
Người nghịch ngợm nhất lớp, không ít lần bị ghi vào sổ đầu bài giờ vẫn vô tư, hồn nhiên chứ?
Những người đứng cuối lớp có tiến bộ tốt không?
Và đến khi tham dự họp lớp, tôi đã hiểu ra 5 nguyên tắc sống.
1. Trình độ học vấn không đại diện cho tất cả
Trong bữa tiệc, tôi gặp một người đàn ông đang trò chuyện và cười đùa vui vẻ, nghĩ một hồi cũng không đoán ra được anh ta là ai. Cho đến khi anh ấy bước tới và chào tôi: “Này Huy, bạn còn nhớ mình không?”
Tôi ngơ ngác lắc đầu: “Mình thực sự chưa nhớ ra, xin lỗi”. Anh bình tĩnh trả lời: “Mình ngồi cách cậu 2 bàn này. Hồi trước đi học, cô chủ nhiệm gọi mình là ‘con sâu đo’ vì luôn nghịch ngợm, không chịu ngồi yên, không tập trung học tập”.
Tôi chợt nhận ra rằng đó là Hải Đường. Ký ức dần ùa về, hồi xưa đi học, Hải Đường đứng đầu danh sách đen của giáo viên vì tính cách nghịch ngợm, hay bày trò. Cậu ấy chỉ đỗ vào trường Đại học bình thường, sau này nghe kể gia cảnh không tốt nên cậu ấy đã bỏ việc học.
Nhìn Hải Đường trò chuyện điềm đạm, tươi vui như thế này, thật khó để thấy hồi đó cậu ấy tinh nghịch như thế nào. Giờ cậu ấy đã kinh doanh thành công, công việc phát triển nhiều tỉnh thành. Từ bán lẻ rồi Hải Đường bán buôn, giờ kết hợp thêm xu hướng live stream. Thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm của cậu ấy khiến chúng tôi ngỡ ngàng.
Còn Anh Tú – cậu bạn từng bị thầy giáo nhận xét mai sau nếu vẫn ngỗ nghịch sẽ thành “xã hội đen” giờ lại thay đổi chóng mặt. Nhờ chăm chỉ học nghề, giờ Anh Tú đã trở thành ông chủ chuỗi showroom ô tô có tiếng tại địa phương.
Trình độ học vấn không đại diện cho tất cả. Nhiều người phàn nàn rằng con đường phía trước khó khăn, thực ra, điều đó phụ thuộc vào việc bạn có sẵn sàng tìm lối thoát hay không, lựa chọn đi như thế nào?
2. Cuộc sống ổn định cũng có dòng chảy ngầm
Trong bữa tối, Mai Ngọc tới chào tôi. Vào thời điểm đó, cô là học sinh thường đứng top 3, top 5 trong lớp. Trong 10 năm qua, chúng tôi đã liên lạc với nhau khoảng 5 lần. Tôi mơ hồ biết rằng sau khi tốt nghiệp Đại học, cô bị bố mẹ ép về quê làm việc. Hiện giờ, Mai Ngọc là một công chức.
Vào thời điểm mà chúng tôi đang chạy khắp nơi để kiếm việc, đổi việc thì quỹ đạo cuộc sống, sự nghiệp của Mai Ngọc đã ổn định. Thành thật mà nói, tôi từng ghen tị với cô ấy. Tuy nhiên, Mai Ngọc không nghĩ vậy. Cô ấy đã hỏi tôi: “Mình ghen tị với bạn. Bạn tràn đầy năng lượng mỗi ngày. Mình luôn cảm thấy choáng ngợp trước cuộc sống”.
Tôi có chút ngạc nhiên: “Cuộc sống hiện tại của cậu cũng tốt mà, đó là điều mà nhiều người ao ước”. Mai Ngọc đượm buồn: “Điều họ ghen tị chỉ là ‘vẻ ngoài ổn định’, nhưng thực tế không phải vậy”.
Cô bạn của tôi thở dài tâm sự, với vị trí công chức ở thành phố hạng ba, mức lương ban đầu chỉ là 3.000 NDT (khoảng 10 triệu đồng). Mới đây, cô được tăng lên là 4.000 NDT (khoảng 13,4 triệu đồng). Cô bày tỏ với số tiền ít ỏi trên không đảm bảo cuộc sống, Mai Ngọc phải loay hoay làm thêm nhiều việc bên ngoài. Gia đình chồng của cô cũng không hỗ trợ được nhiều. Tôi chẳng biết nói gì, chỉ biết vỗ nhẹ lên vai động viên cô ấy.
Sở dĩ “ổn định” trở thành thứ xa xỉ là vì sự ổn định thực sự dựa trên nền tảng kinh tế tốt. Trên thực tế, rất ít người có thể đạt tới ngưỡng có nền tảng kinh tế tốt. Đằng sau cuộc sống tưởng chừng như ổn định đó vẫn còn những dòng nước ngầm đang rình rập.
3. Thái độ tốt giúp bạn dễ dàng nắm bắt cơ hội nghề nghiệp hơn
Trong buổi tiệc, tôi còn gặp lại Tiểu Anh. Tôi hồ hởi ra trò chuyện với cậu ấy. Tiểu Anh trước đây trong trí nhớ của tôi là người có học lực trung bình, e dè, tự ti, ngại giao tiếp. Thế nhưng cậu ấy rất tốt bụng, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người xung quanh.
Hiện giờ, trái ngược với khi đó, Tiểu Anh trở thành người đàn ông điển trai, lịch lãm, tự tin trò chuyện. Cậu ấy chia sẻ cuộc sống hiện tại bên vợ con rất hạnh phúc, công việc làm chuyên viên truyền thông cho 1 tập đoàn lớn.
Trong thời gian ít ỏi, Tiểu Anh cũng kể cho tôi nghe những công việc cậu ấy đã trải qua từ khi tốt nghiệp cấp 3 đến nay. “Mỗi khi gặp thử thách, mình dựa vào năng lượng bất tử để vượt qua. Mình luôn tin nỗ lực hết sức sẽ có thành quả ngọt ngào”, Tiểu Anh trầm ngâm nói.
Nắm bắt cơ hội nhanh nhạy cùng với thái độ tốt đã giúp Tiểu Anh thành công. Cậu ấy không đắm chìm vào sự tiêu cực mà luôn cố gắng vươn lên để đạt được thành tựu như hôm nay.
4. Hướng làm việc không cố định
“Dương Huy, gần đây tôi đã mở một phòng châm cứu, cậu có thời gian thì hãy đến ủng hộ mình nhé!”, tôi quay lại thì thấy đó là Lý Hải. Cậu ấy là lớp trưởng lớp tôi.
Tôi tò mò: “Hải à, không phải cậu học ngành Xây dựng sao? Nhảy nghề nhanh quá phải không?”. Sự khác biệt này không chỉ một chút mà là một khoảng cách.
Lý Hải cho biết: “Khi mình đi công tác ở Bắc Kinh, tiền bối dẫn chúng mình đi châm cứu tại một bệnh viện danh tiếng. Người châm cứu cho mình khi đó là bạn của tiền bối, ngỏ ý nhận học trò nên mình thử học. Mình chỉ nghĩ học cho vui để biết thêm kiến thức y khoa, giúp đỡ người thân nhưng không ngờ về sau, mình tìm thấy niềm hứng thú thật sự.
Cuối cùng mình nghỉ việc ở công ty, về nhà mở phòng châm cứu và không ngừng đi học lên cao. Mới đầu, bố mẹ mình phản đối gay gắt nhưng giờ họ đã tôn trọng quyết định của mình”.
Trong xã hội ngày nay, con người không còn có một sự lựa chọn duy nhất. Phương hướng của công việc không cố định. Làm mới suy nghĩ chính là cách giúp bạn có nhiều cơ hội mới ở nơi làm việc.
5. Hài lòng và hạnh phúc khiến bạn sống tự do hơn
Trong bữa tiệc, luôn có một tiếng cười lảnh lót lọt vào tai tôi. Nhìn kỹ hơn thì đó chính là Hải My – thành viên ban kỷ luật của lớp trước. Nghĩ mà xem, điều đó không đúng, trước kia, Hải My nổi tiếng là người nghiêm khắc, sao bây giờ lại vui vẻ như vậy?
Với sự nghi ngờ, tôi đến gần để quan sát kỹ hơn. Hải My bước tới, đưa tay bắt lấy tay tôi, sau đó chúng tôi cùng nhau trò chuyện. Tôi nói đùa: “Trước đây, mọi người hay gọi cậu là Bao Thanh Thiên vì quá nghiêm nghị, khó gần. Giờ cậu có vẻ thay đổi nhiều?”.
Cô bạn tôi tâm sự: “Đừng giễu cợt, nghĩ lại cuộc sống trước kia, mình thấy khá mệt mỏi. Mình từng luôn mang tâm trạng u uất trò chuyện với các cậu, cả khi đi làm cũng vậy. Điều này khiến mình bị ảnh hưởng nhiều trong công việc. Mình thường cáu gắt, mất ngủ, ăn không ngon, thậm chí phải đi điều trị tâm lý. Hoá ra đó là chứng rối loạn lo âu. Mình tự hỏi liệu có phải sự nghiêm túc của mình đã dẫn đến bệnh tật?”.
Trong thời gian điều trị, Hải My dần hiểu ra, những lựa chọn khác nhau của những người khác trong bệnh viện và sự thay đổi trong biểu cảm của họ. Điều này khiến cô có suy nghĩ nhẹ nhõm hơn.
“Cuộc sống này là của riêng mình. Mình phải biết hài lòng với những gì đang có. Tham lam chỉ khiến mình thêm lo âu”, Hải My mỉm cười nói.
Tôi nhìn Hải My, bây giờ cô ấy trông như một con người hoàn toàn khác so với trước đây. Điều dễ nhận thấy nhất là cô ấy cười nhiều hơn và trông tràn đầy năng lượng. Hải My hài lòng và hạnh phúc, trút bỏ được gánh nặng, cảm thấy thoải mái, tự do.
Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng cũng rất dài. Con đường dài của cuộc đời, chúng ta hãy nhận ra trên đường đi, và chúng ta sẽ thoải mái với nó.