Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam: Tuổi 25 đầy biến cố do 1 phút yếu lòng

Phận người con gái “sắc nước hương trời” tưởng chừng như sung sướng, hạnh phúc ngờ đâu cuộc đời đầy bi kịch, khổ đau. Đúng là “hồng nhan bạc phận”.

Phận người con gái “sắc nước hương trời” tưởng chừng như sung sướng, hạnh phúc ngờ đâu cuộc đời đầy bi kịch, khổ đau. Đúng là “hồng nhan bạc phận”.

Ngày 20/2/1955, cuộc thi Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam được tổ chức tại rạp Lido Chợ Lớn, Sài Gòn nay là TP. Hồ Chí Minh với sự tham gia đông đảo của các thí sinh đang sinh sống và làm việc tại khu vực phía Nam. Khác với các cuộc thi sắc đẹp ngày nay, cuộc thi Hoa hậu đầu tiên này không có màn trình diễn áo tắm. Và thí sinh năm đó đăng quang ngôi vị cao nhất là Công Thị Nghĩa, sinh năm 1932 hay còn được biết đến với cái tên mỹ miều là Thu Trang. Cô là người gốc Bắc cùng gia đình vào Nam sinh sống.

Công Thị Nghĩa đăng quang Hoa hậu năm 1955 và trở thành Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam.

Nhan sắc của Hoa hậu Công Thị Nghĩa thời ấy được mọi người ví “nghiêng nước nghiêng thành”. Bà sở hữu gương mặt xinh đẹp với những đường nét vô cùng sắc sảo, khuôn mặt trái xoan, đôi mắt bồ câu biết cười, chiếc mũi cao dọc dừa và đôi môi nhỏ xinh, chúm chím. Tuy chỉ cao 1,61 m nhưng thân hình của bà lại vô cùng cân đối với số đo 3 vòng chuẩn chỉnh khiến bao cô gái phải ghen tỵ là 86 – 62 – 88 cm cùng cân nặng 53 kg. Nhờ vẻ ngoài “chim sa cá lặn” mà bà khiến trái tim bao chàng loạn nhịp.

Nhan sắc xinh đẹp, vóc dáng gợi cảm của Thu Trang (tức Công Thị Nghĩa) khiến bao chàng trai say đắm.

Trước khi đăng quang Hoa hậu 1955, Thu Trang từng là một cô gái tài hoa khi là một nữ nhà báo, nhà thư, người viết truyện ngắn và truyện dài. Cơ duyên để cô có thể đăng quang ngôi vị Hoa hậu lúc đó cũng là nhờ 1 lần tòa soạn cử cô đi lấy tin về cuộc thị Hoa hậu, vài người quen đã khuyên cô đăng ký dự thi và cuối cùng là cô đã trở thành Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam trước sự ngưỡng mộ của mọi người.

Tạo hình của Hoa hậu 1955 trong phim Lục Vân Tiên

Sau đó, tới năm 1957, bà bước chân vào lĩnh vực điện ảnh với vai Kiều Nguyệt Nga trong bộ phim Lục Vân Tiên của đạo diễn Tống Ngọc Hạp. Và đây chính là bước khởi đầu của một cuộc tình oan trái, thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Công Thị Nghĩa. Theo đó, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp sang Nhật để lồng tiếng, âm nhạc và tham dự Đại hội điện ảnh châu Á tại nước này.
Chuyến đi lần này chỉ có 2 người và chuyện gì đến nó cũng sẽ đến, khi trở về nước bà đã mang thai đứa con của vị đạo diễn. Trước sự việc này, dư luận không khỏi phẫn nộ bởi lúc đó đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có gia đình của riêng mình còn Hoa hậu – Diễn viên Thu Trang được cho là người thứ 3 xen giữa một gia đình đang hạnh phúc, yên tâm.

Cũng chính bộ phim đã làm nên câu chuyện của đời bà.

Điều làm bà bất ngờ và sốc hơn cả là khi vừa ra cửa tàu bay về Sài Gòn, một đám đông cuồng nộ đã tấn công bà, mọi thứ bà chuẩn bị cho đứa con sắp chào đời của mình đều bị xé nát. Đến cả quần áo, nữ trang của bà cũng biết mất, chỉ còn hình ảnh, giấy tờ trong bóp là còn lành lặn một chút. May thay lúc đó, có sự xuất hiện của nhà sản xuất người Ấn Độ đã giúp bà tháo chạy.
Bà đón nhận mọi thứ trong sự bàng hoàng và chấp nhận sự thật phũ phàng, bà quyết định làm mẹ đơn thân. Để kỷ niệm tình đầu đầy bi kịch và đẫm nước mắt của mình, ngay sau khi con trai chào đời bà đã đặt tên con là Tống Ngọc Vân Tiên. Đối với vị đạo diễn Tống Ngọc Hạp, bà cũng chưa từng yêu cầu trách nhiệm hay trách móc gì ông, vì bà biết lỗi lầm này không chỉ từ 1 phía, bà cũng là người gây ra mọi sự, khi “… Ngang trái thay, tôi không biết abc gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo…”

Bà và người con trai Tống Ngọc Vân Tiên của mình.

4 năm sau đó, đến năm 1961, bà được mời sang Pháp tham gia ngành điện ảnh và bà quyết định ở lại. Ở lại nước Pháp hoa lệ bà đã gác lại công việc diễn xuất và học lên Cao học ngành Lịch sư Phương Đông của ĐH Sorbone. Để trang trải chi phí cuộc sống của 2 mẹ con cũng như hoàn thành việc học của mình, ở đây bà phải vừa đi học vừa đi làm, bà làm gia sư, thông dịch viên tiếng Anh.

Định cư tại Pháp, Công Thị Nghĩa học lên Cao học và viết sách trở lại.

Rồi ông trời cũng không phụ lòng người, sau bao nhiêu sóng gió Công Thị Nghĩa cũng tìm được 1 bạn đời lý tưởng, đó là Giáo sư y khoa Marcel Gaspard. Bà đã cùng vị giáo sư này xây dựng một gia đình hạnh phúc sau này. Ở tuổi xế chiều, nhiều trường ĐH ở Việt Nam cũng mời bà về thỉnh giảng nhưng vì nhiều lý do mà bà không hề muốn tiết lộ mình là Hoa hậu đầu tiên của Việt Nam.

Khi về già, nhan sắc của bà vẫn vô cùng xinh đẹp, theo thời gian những đường nét trên khuôn mặt ngày càng trở lên quý phái.

Thế mới thấy, “hồng nhan bạc phận”, chưa hẳn việc có nhan sắc đối với người con gái đã là sung sướng, hạnh phúc. Vì thế, các cô gái à, xưa nay đều thế đã là con gái thì phải biết giữ mình, biết việc gì nên làm, việc gì không nên làm, đừng vì nông nổi, hứng thú nhất thời mà phải chịu trái đắng. Sinh ra phận là con gái đã khổ đừng để nỗi khổ ấy thêm dài do chính nỗi lầm của chúng ta phạm phải nhé!

Người con gái tài hoa với nhan sắc “chim sa cá lặn” một thời nhưng sống phận đầy 

Hương Phạm

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/hoa-hau-dau-tien-cua-viet-nam-tuoi-25-day-bien-co-do-1-phut-yeu-long-d22141.html
X