Nhiều cha mẹ cứ nghĩ 2 nét “giả nai” này của con là dễ thương, nhưng thực tế đây là dấu hiệu của những đứa con không có hiếu.
Ba mẹ chú ý, nếu sinh con ra mà thấy con mình có những dấu hiệu sau thì phải uốn nắn ngay từ bé, để không phải hối hận về già.
Thời ông bà bố mẹ chúng ta vẫn còn có tư tưởng đẻ con ra thì sau này con phải báo hiếu lúc tuổi già. Nhưng cuộc sống hiện đại ngày nay đã giúp thay đổi tư tưởng của bậc làm cha làm mẹ. Với nhiều phụ huynh, sinh con ra là để đồng hành cùng con trong chặng đường khám phá và trải nghiệm cuộc sống, chứ không phải bắt con báo hiếu về sau.
Quả thật, chẳng có đứa trẻ nào trước khi sinh ra được quyền chọn bố chọn mẹ cả. Con cái đều là do tự chúng ta sinh ra, nếu con không báo hiếu bố mẹ thì cũng chẳng có gì oán trách, tuy nhiên điều này sẽ trái với luân thường đạo lý.
Làm cha làm mẹ, ai chẳng mong con cái giỏi giang, ngoan ngoãn. Đặc biệt cái tuổi gần đất xa trời, chỉ mong có con cháu bên cạnh phụng dưỡng ốm đau. Tuổi già đến khiến nhiều cơ quan của cơ thể kém hoạt động hơn, các chức năng như cơ xương khớp sẽ gặp tình trạng thoái hóa nặng, khiến cho hoạt động khó khăn hơn. Thậm chí còn phải nằm liệt tại chỗ và không thể tự chăm sóc cá nhân được. Bên cạnh đó, hệ thần kinh của người già bị sa sút trầm trọng dẫn đến tình trạng nhớ nhớ quên quên. Lúc này, ngoài vấn đề tài chính thì bố mẹ lại càng mong con cháu bên cạnh để trò chuyện, quan tâm và chăm sóc để những ngày cuối đời không cảm thấy buồn tẻ và lẻ loi.
Đa phần, con cái lớn lên đều tận tâm báo hiếu bố mẹ thì có có một số người con không suy nghĩ được như thế. “Cha mẹ sinh con trời sinh tính”, nên sự dạy dỗ từ gia đình cực kỳ quan trọng để thay đổi và hình thành nên tính cách của con. Để con sau này không bất hiếu, thì bố mẹ phải dạy dỗ và uốn nắn ngay từ bé nếu con những hành động sau. Chứ đừng nghĩ đó là những hành động đáng yêu mà cười đùa để đứa trẻ càng ngày càng hư:
Trở mặt nếu cha mẹ không đồng ý theo mong muốn
Có những đứa trẻ sinh ra đã rất “láu cá”, chúng biết cách lấy lòng cha mẹ để có món quà mà chúng thích. Nếu bất kỳ mong muốn nào của con cha mẹ cũng đáp ứng, thì những đứa trẻ này sẽ hình thành tâm lý “cha mẹ luôn chiều chuộng vô điều kiện”.
Sau này, nếu chẳng may bố mẹ không thể đáp ứng được mong muốn của chúng, nó sẽ tỏ thái độ ngay lập tức. Khóc lóc, ăn vạ, thậm chí giận dỗi và trở mặt ngay khi yêu cầu không được thực hiện. Lúc này, chúng sẽ cho rằng bố mẹ không còn thương yêu nữa, rồi quay ra hờn trách thế này thế nọ.
Nếu bố mẹ không đủ kiên nhẫn mà lại đáp ứng ngay yêu cầu của chúng. Thì sau này đứa con sinh ra sẽ trở nên ích kỉ và nhỏ nhen.
Dẻo miệng con thương bố mẹ, nhưng lại không hành động
Những đứa bé sỉnh ra đã có thiên phú “ăn nói” ngay từ bé, luôn tỏ ra nghe lời và biết cách nịnh bố mẹ. Chúng biết nói những câu làm bố mẹ vui lòng. Điều này khiến không ít bố mẹ cảm thấy tự hào. Bạn bè, hàng xóm thì ghen tị khi sinh được đứa con “mát lòng mát dạ” như này.
Tuy nhiên, có những đứa trẻ chỉ “giỏi nói không giỏi làm”. Ví dụ, đứa trẻ lúc nào cũng nói “con thương bố mẹ” nhưng lại chẳng bao giờ phụ bố mẹ làm việc nhà. Thấy bố mẹ phải làm nặng nhọc nhưng vẫn ngủ trương mắt đến trưa. Đi chơi, đi ăn chỗ này chỗ kia nhưng chẳng mảy may suy nghĩ bố mẹ ở nhà tiết kiệm từng đồng lẻ.
Làm cha làm mẹ, dù tư tưởng thoáng đến đâu nhưng dù sao có con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận là điều đáng tự hào. Những đứa trẻ chỉ biết nói mà không biết giúp đỡ bố mẹ từ những điều nhỏ nhặt nhất, thì sau này bố mẹ gặp chuyện lớn cũng đừng mong báo đáp với hiếu thuận.
Vậy nên, các bậc cha mẹ nếu muốn con cái khi trưởng thành sẽ không phải đứa con bất hiếu, thì cần phải nắn chỉnh ngay hai hành động kể trên. Đừng nghĩ rằng đó là cử chỉ đáng yêu của con trẻ, hay suy nghĩ “nó còn bé nó biết gì đâu”, thì chắc chắn sau này lớn lên sẽ càng khó dạy dỗ.