Theo Tri thức và cuộc sống, liên tiếp trong vài ngày qua, nhóm ngân hàng Big 4 giảm mạnh lãi suất. Thậm chí, trong nhóm này, BIDV liên tiếp điều chỉnh trong 3 ngày. Vietcombank giảm lãi suất xuống mức thấp kỉ lục.
Tại kỳ hạn 3 tháng ngân hàng thấp nhất thị trường là Vietcombank với 2,5%/năm. Ngoài ra, VietinBank và BIDV, Agribank chỉ ở mức 3%/năm.
Cũng kỳ hạn này, các ngân hàng có mức lãi cao như BaoVietBank 4,55%/năm; OceanBank 4,5%; KienlongBank 4,15%, VietABank 4,3%, NCB 4,35%.
Ở kỳ hạn 6 tháng, HDBank dẫn đầu về lãi suất cao nhất với 5,5%/năm. Các ngân hàng có lãi suất cao khác bao gồm BAC A BANK, OceanBank, VietABank cùng ở mức 5,3%, PVcomBank, VPBank 5,3%.
Với kỳ hạn 12 tháng, ngân hàng lãi suất cao gồm MSB 6%/năm; VietABank, NCB đạt 5,6-5,7%/năm.
Cá biệt, ngân hàng PVcomBank áp dụng lãi suất tiết kiệm 10,5% kỳ hạn gửi 12-13 tháng và yêu cầu số tiền gửi tối thiểu 2.000 tỷ đồng.
Xếp thứ hai là HDBank áp dụng mức 8,4%/năm cho kỳ hạn 13 tháng với điều kiện duy trì số dư tối thiểu 300 tỷ đồng.
Ở kỳ hạn 24 tháng, MSB là ngân hàng có mức lãi suất hấp dẫn nhất với 6,7%/năm. Ngoài ra, các ngân hàng như Nam A Bank, OCB niêm yết lãi suất ở mức 6,1-6,2%/năm.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bất chấp lãi suất tiết kiệm giảm, tiền gửi tiết kiệm của người dân vào ngân hàng vẫn tăng trong suốt 13 tháng qua. Tính đến cuối tháng 9/2023, tiền gửi của người dân vào ngân hàng đạt hơn 6,44 triệu tỷ đồng.
Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, kinh tế thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế trong nước. Các kênh đầu tư bất động sản, vàng có nhiều rủi ro.
Để đảm bảo tài sản, người dân chọn gửi tiền vào ngân hàng. Đây được xem như kênh giữ tiền an toàn và sinh lợi dù lãi suất tiền gửi liên tục giảm kể từ tháng 3 trở lại đây.