Theo Tri thức & cuộc sống, Express đưa tin, mặc dù hoạt động nghiên cứu về ung thư được đầu tư hàng tỷ USD song cho đến nay giới khoa học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh ung thư. Điều đó cho thấy rằng, rất khó để ngăn chặn tế bào ung thư một khi chúng “sinh sôi nảy nở”. Ảnh: Boldsky.
Tuy nhiên, sự hiểu biết về nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của ung thư có thể giúp ích trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc ung thư. Ảnh: Boldsky.
Theo Tổ chức Nghiên cứu Ung thư của Anh, rượu có thể gây ra 7 loại ung thư, bao gồm ung thư vú, miệng và ruột. Ảnh: Getty.
“Tất cả các loại đồ uống có cồn đều có thể gây ung thư. Rượu bị phân hủy thành một chất hóa học có hại và cũng có thể ảnh hưởng đến các tín hiệu hóa học của cơ thể chúng ta, làm cho ung thư có nhiều khả năng phát triển hơn”, tổ chức này cho biết. Ảnh: Getty.
Nghiên cứu về cơ chế nhân quả cũng làm sáng tỏ tác động tàn phá của rượu đối với ADN. Ảnh: Boldsky.
“Rượu được phân hủy thông qua một quy trình nghiêm ngặt và chuyển hóa thành năng lượng. Và acetaldehyde, trung tâm của chuỗi này, là liên kết yếu nhất. Nếu acetaldehyde không bị phân hủy sâu hơn, nó sẽ tích tụ trong các tế bào, nơi chất này làm hỏng ADN theo cách có thể gây ung thư”, Viện Nghiên cứu Ung thư của Anh giải thích. Ảnh: Boldsky.
Giáo sư Ketan Patel cùng nhóm của ông tại Phòng Thí nghiệm Sinh học Phân tử MRC ở Cambridge, mới đây phát hiện loại tổn thương mà acetaldehyde gây ra đối với ADN. Và họ cũng chỉ ra cách các tế bào ngăn chặn tổn thương này, cách khắc phục nếu điều đó xảy ra. Ảnh: Boldsky.
Cụ thể, nghiên cứu của họ tập trung vào tế bào gốc – một loại tế bào cung cấp nhiều tế bào chuyên biệt khác nhau của cơ thể. Điều quan trọng là phải hiểu được ADN trong tế bào gốc bị tổn thương như thế nào, vì tổn thương này có thể làm phát sinh các loại ung thư khác nhau. Ảnh: Boldsky.
Nhóm của giáo sư Ketan đã nghiên cứu tế bào gốc trong máu ở chuột để xem liệu các yếu tố bên ngoài như rượu có thể làm hỏng ADN theo cách có thể làm tăng nguy cơ ung thư hay không. Ảnh: Boldsky.
Họ phát hiện tế bào có thể bảo vệ ADN khỏi acetaldehyde bằng cách sử dụng một nhóm enzym gọi là acetaldehyde dehydrogenases (viết tắt là ALDH). Ảnh: Boldsky.
“Khi chúng hoạt động bình thường, các enzym ALDH sẽ ngăn chặn acetaldehyde hình thành bằng cách chuyển nó thành acetate mà tế bào có thể sử dụng như một nguồn năng lượng”, giáo sư Patel nói. Ảnh: Boldsky.
Để tìm hiểu tác hại mà acetaldehyde có thể gây ra đối với ADN của tế bào gốc, giáo sư Patel và nhóm của ông đã xem xét các tế bào không có enzym này. Họ đã sử dụng kỹ thuật di truyền trong phòng thí nghiệm để tạo ra những con chuột có tế bào gốc trong màu của chúng không tạo ra enzym ALDH2, nghĩa là chúng không thể phân hủy acetaldedyde. Ảnh: HL.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa ethanol pha loãng, dạng rượu tinh khiết nhất, vào những con chuột này, và sử dụng kỹ thuật để quan sát ADN trong các tế bào rồi đọc mã. Ảnh: HL.
Theo giáo sư Patel, kết quả thật đáng kinh ngạc. Nhóm nghiên cứu phát hiện trong các mẫu tủy xương mang tế bào máu thiếu enzym ALDH2, chỉ một liều ethanol đã gây ra sự tích tụ acetaldehyd làm hỏng ADN nghiêm trọng. Ảnh: HL.
“Chúng tôi đã thấy một lượng lớn ADN bị tổn thương trong các tế bào này. Các bit của ADN đã bị xóa, hỏng, và thậm chí các phần của nhiễm sắc thể di chuyển và sắp xếp lại”, giáo sư nói thêm. Ảnh: HL.