Đau lòng: con trai chia bố mẹ ra để phụng dưỡng, cặp vợ chồng già bật khóc như trẻ con vì phải xa nhau

Theo WTT, đạo làm con hiểu đơn giản là hiếu thảo với cha mẹ và báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Hơn nữa, nếu một người không hiếu thảo với cha mẹ, người đó sẽ không thực sự tử tế với người khác. Có thể nhiều người hiểu được sự thật này,

Theo WTT, đạo làm con hiểu đơn giản là hiếu thảo với cha mẹ và báo đáp công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Hơn nữa, nếu một người không hiếu thảo với cha mẹ, người đó sẽ không thực sự tử tế với người khác.

Có thể nhiều người hiểu được sự thật này, nhưng có một số người tỏ ra khác với bề ngoài. Chúng ta hãy cùng xem câu chuyện sau đây về mâu thuẫn giữa hai anh em trong gia đình đã khiến bố mẹ họ phải chia lìa trong nước mắt.

Trong những hình ảnh được chia sẻ mờ mịt gần đây trên mạng xã hội, người ta thấy hai cụ già ngồi trên chiếc giường đơn sơ. Ông lão ngồi phía bên phải, ăn mặc tương đối lịch sự. Nhưng hôm nay không khí trong nhà lại đặc biệt nặng nề, đôi mắt ông lão tóc trắng đỏ hoe, nước mắt không ngừng chảy xuống.

Ảnh BJH

Hóa ra ông bà cụ bao năm nay sống cùng nhà với gia đình hai con trai. Hai người con thì hòa thuận nhưng hai cô con dâu lại thường xuyên cãi vã, đỉnh điểm đến suýt nữa là gần như lấy mạng nhau. Để giải quyết căng thẳng, hai anh em quyết định bán nhà chung của bố mẹ và dọn ra ở riêng, không sống cùng nhau nữa. Để công bằng, mỗi bên sẽ phụng dưỡng một người già. Bố theo con trai cả, mẹ theo con trai út. Điều này có vẻ công bằng, xét cho cùng, cho dù hai anh em không bằng lòng nhau nhưng họ không phải là những người con bất hiếu. Họ vẫn muốn báo hiệu bố mẹ mình. Tuy nhiên, theo người trong cuộc, cặp vợ chồng già chưa bao giờ xa nhau trong đời, cũng chưa bao giờ cãi nhau, họ không muốn phải xa nhau một cách đột ngột.

Ảnh BJH

Trong cuộc chia ly của hai đứa con trai, người mẹ có vẻ tương đối khỏe mạnh, đi ra ngoài mấy lần rồi lại quay lại, không ngừng an ủi khuyên nhủ chồng, dặn ông uống đúng giờ, xem ra sức khỏe của người cha không được tốt. Cuối cùng, ông cũng rơi nước mắt, vẫy tay chào vợ. Có lẽ sau lần chia tay này, họ không biết khi nào mới được ở bên nhau, ông già đã khóc như một đứa trẻ.

Khi cư dân mạng nhìn thấy cảnh tượng này, một số người cho rằng ông bà đến với nhau khi còn trẻ và nên ở bên nhau mãi mãi, con cái không nên chia cắt họ. Hoặc giả sử một trong hai anh em có thể phụng dưỡng cả bố lẫn mẹ, người còn lại không góp công thì góp của. Tuy nhiên vấn đề này có vẻ khó, bởi vì còn 2 cô con dâu. Nếu ngay từ đầu họ có thể sống hòa thuận thì không đến nỗi chia cắt hai ông bà già. Người ta thường nói cha mẹ vì con cái mà hàn gắn, ở đây thì cha mẹ yêu thương nhau hết mực lại xa nha vì con.

Ảnh BJH

Đây có phải là hiếu thảo không? Nhìn người cha già khóc như trẻ con, ai cũng cảm thất chạnh lòng, thật sự như thể ông đang nói lời vĩnh biệt vợ mình. Tục ngữ nói, vợ chồng là bạn đời, đồng hành đến già, con người đến tuổi già đều nương tựa vào nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Con cái nên tôn trọng mong muốn của người lớn và không thể ép buộc họ phải xa nhau. Có thể con cái có lý do riêng nhưng vì sức khỏe và hạnh phúc của cha mẹ những năm tháng sau này, hai người con trai của các cụ nên nghĩ ra cách tốt hơn. Ví dụ như ở nhà bố mẹ ở nhà anh trai cả nửa năm, nửa năm sau mới cùng nhau về nhà con út, để vợ chồng già không phải xa nhau như thế này.

Ảnh BJH

Tuy rằng mỗi đứa con nuôi dưỡng một người già cũng là điều công bằng. Nhưng cách xử sự này đối với hai người già thì quá lạnh lùng, ai cũng nói khi về già luôn ở bên nhau, vậy tại sao khi về già lại phải chia xa. Hai vợ chồng già có mối quan hệ rất tốt và chưa bao giờ cãi nhau vì những chuyện nhỏ nhặt trong đời. Sự chia ly đột ngột là điều không thể chấp nhận được đối với họ. Họ ôm nhau khóc như trẻ con, không muốn xa nhau. Thật sự khiến người ta đau lòng, người ta nói nuôi con để tránh tuổi già đơn độc, sao có thể chịu đựng được?

Có vẻ công bằng khi hai anh em mỗi người phụng dưỡng một người, nhưng thực tế điều này vi phạm điều mà chúng ta gọi là lòng hiếu thảo. Việc phụng dưỡng cha mẹ là nghĩa vụ của mỗi người con chứ không có nghĩa là mình chỉ phụng dưỡng mẹ mà không quan tâm đến bố hay là tôi chỉ nuôi bố mà không quan tâm đến mẹ. Có thể nói, việc chia cắt cha mẹ là một trò hề hoàn toàn và là một hành vi bất hiếu, con cái phải tôn trọng tâm nguyện của cha mẹ, để cha mẹ sống vui vẻ, khỏe mạnh, trải qua tuổi già nhàn nhã bình yên.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/dau-long-con-trai-chia-bo-me-ra-de-phung-duong-cap-vo-chong-gia-bat-khoc-nhu-tre-con-vi-phai-xa-nhau-d93270.html