Ở tuổi 30, cơ thể có thể mang vác vật nặng và leo cầu thang dễ dàng. Sau 40 tuổi, nhiều người luôn cảm thấy dễ mất sức khi tập thể dục hoặc leo cầu thang, xương không còn chắc khỏe như trước mà trở nên dễ gãy, dễ tổn thương. Các chức năng khác nhau của cơ thể con người bắt đầu suy giảm, sức chịu đựng của cơ thể cũng không còn tốt như trước.
Đây là những dấu hiệu của sự lão hóa và suy giảm thể lực, điều này cũng nhắc nhở bạn phải nhanh chóng chăm sóc cơ thể của mình. Nhưng nhiều người trong cuộc sống trông vẫn tràn đầy sức sống sau tuổi 40.
Những người như vậy sẽ thể hiện nhiều đặc điểm rõ ràng trên ngoại hình của họ, đặc biệt là 4 bộ phận sau đây:
1: Tai to
Chúng ta có thể thấy rằng những người sống lâu và khỏe mạnh có đôi tai to hơn và dái tai dày hơn. Theo Đông y, thận khai khiếu ra tai, tức là sự thể hiện của thận ra tai. Những người có tai to thì thường sẽ có thận khỏe mạnh hơn, trao đổi chất tốt hơn.
2: Hông to
Theo kết quả nghiên cứu, những người đàn ông có hông lớn hơn thường là khỏe mạnh hơn và ít có nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn so với người khác.
3: Dung tích phổi lớn
Dung tích phổi thể hiện sức mạnh của khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. Người có dung tích phổi lớn thì khả năng nạp oxy và thải khí CO2 càng mạnh, chức năng tim phổi càng tốt, hạn chế các bệnh tuổi già và có nền tảng thể lực dẻo dai hơn.
4: Trái tim rộng lớn
Một trái tim bao la và tâm hồn rộng lượng là điều kiện quan trọng để xây dựng trạng thái tinh thần khỏe mạnh, tâm lý vững vàng, là nhân tố quan trọng gia tăng nền tảng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Đây cũng là yếu tố then chốt trong việc trì hoãn quá trình lão hóa.
Sau 40 tuổi, chúng ta cần liên tục duy trì 3 thói quen sau đây để giữ được sức khỏe:
Muốn sống lâu, sống khỏe thì không được bỏ qua những thói quen tưởng chừng như nhỏ nhặt trong cuộc sống.
1: Siêng năng tập luyện
Vị triết gia nổi tiếng Socrates từng nói: “Ta không thể làm gì nếu không có cơ thể, vậy nên hãy luôn luôn chăm sóc sao cho nó có được trạng thái tốt nhất để duy trì ta.”
Tập thể dục có thể duy trì trạng thái của cơ thể, thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng chức năng tim phổi và nâng cao khả năng miễn dịch. Trong quá trình tập luyện, cơ thể cũng có thể đào thải một số chất độc và cặn bã ra ngoài qua đường mồ hôi, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
2: Uống trà thường xuyên
Sau khi một người bước qua tuổi 40, đến trước ngưỡng cửa trung niên thì họ sẽ phải đối mặt với một phần của khủng hoảng tuổi trung niên là khủng hoảng về sức khỏe. Ở thời kỳ này, độ nhớt của máu dần gia tăng, tốc độ máu cũng chậm lại, do đó, thói quen uống trà có thể thanh lọc cơ thể, điều chỉnh độ nhớt của máu, ngăn ngừa các bệnh tim mạch, duy trì sức khỏe của cơ thể nên được duy trì thường xuyên.
Khi uống trà, chúng ta cũng có thể kết hợp thêm một số vị thuốc Đông y hoặc các loại thảo mộc có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường hoạt động của các tế bào, thanh lọc và đào thải độc tố ví dụ như hoa cúc, thảo mộc, nha đam, nhân trần, atiso, bạc hà…
Bên cạnh đó, chế độ ăn uống cũng nên được điều tiết thanh đạm hơn, hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, không được bỏ bữa sáng, hạn chế sử dụng những thức ăn lạnh hoặc cay quá…
3: Chăm chỉ cười vui
Người Việt Nam có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ.”
Theo Huffington Post, các chuyên gia nghiên cứu cũng đã khẳng định một số tác dụng của nụ cười, đặc biệt là cười to (cười thành tiếng) ảnh hưởng rất tích cực đối với sức khỏe.
Nụ cười có tác dụng gia tăng sản sinh các kháng thể, kích hoạt tế bào bảo vệ cơ thể để chống lại hoạt động của các khối u. Đồng thời, não bộ và tim mạch cũng khỏe mạnh hơn khi giảm tác động của hormone stress, giảm viêm nhiễm, giảm nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, lo lắng, cao huyết áp…