Cưới chồng giàu sang, 4 giờ sáng tôi vội bỏ chạy về nhà đẻ vì lời dặn của bố chồng

Mới về nhà chồng còn bỡ ngỡ, tôi chưa rõ chuyện gì, sáng sớm 4 giờ đã thấy bố mẹ chồng ngồi sẵn ở bàn.

Nhà chồng tôi là một gia đình Nho giáo, hiểu biết, tri thức và quy cũ. Không chỉ bố mẹ chồng, mà văn hóa truyền thống này có từ đời ông nội chồng. Và dĩ nhiên chồng tôi cũng vậy, anh ấy làm việc trong một cơ quan có tiếng. Lúc yêu nhau, tôi có về nhà anh chơi vài lần, thật sự nói thật tôi cũng thích không khí văn hóa như nhà chồng.

Tối hôm cưới, sau một ngày mệt nhoài tôi thiếp đi trên chiếc giường êm ấm cùng chồng. Đang say giấc thì nghe tiếng chồng gọi bên tai, cầm điện thoại lên mới 4 giờ sáng. Chồng tôi lên tiếng bảo:

Em dậy đi, bố mẹ đang ngồi chờ em để nói chuyện đấy”. Nói xong chồng tôi nằm xuống ngủ tiếp.

Sau khi vệ sinh cá nhân xong xuôi, bước ra phòng khách tôi thấy bố mẹ chồng đã ngồi ở ghế. Bố chồng bảo tôi ngồi xuống rồi lên tiếng:

Theo như con cũng thấy rồi, nhà mình có tính nề nếp, truyền thống, không phải như nhà khác tùy tiện sao cũng được. Bây giờ con về làm dâu rồi, cũng phải thực hiện theo quy tắc. Trước đây, bố chưa nói là vì chưa chính thức cưới xin. Hôm nay bố nói con nhớ lấy rồi làm cho tốt”.

Nghe bố chồng nói chuyện nghiêm túc, tôi thấy hơi lo lắng. Nhưng đó mới chỉ là những câu nói màn dạo đầu, những lời sau đó của bố chồng mới khiến tôi tái mặt.

Chẳng là bố chồng nhắc nhở tôi rằng từ nay trở đi phải dậy từ bốn giờ sáng để làm việc nhà. Vì nhà chồng tôi là trưởng nên bố chồng dặn tôi phải lau dọn từ đường hàng ngày cho sạch, đó là việc đầu tiên, làm xong rồi làm đến quét dọn nhà cửa, sân vườn. Tôi thật dám tin được, tối tôi hay ngủ muộn, sáng bố giờ đã phải dậy, xong làm bao nhiêu là việc thì chịu sao nổi. Chưa kể những việc đó làm ít nhất cũng phải hơn một tiếng.

Làm xong, tôi còn phải chuẩn bị nước nóng đem vào tận phòng ngủ cho bố mẹ ngâm chân. Vì bố mẹ chồng có thói quen ngâm chân vào mỗi buổi sáng. Làm xong việc này, tôi phải chuẩn bị tiếp nước trà xanh, trầu cau, và bữa ăn sáng cho cả gia đình.

Khi bố mẹ chồng dậy thì phải lấy nước ấm cho bố mẹ chồng rửa mặt, dọn dẹp phòng ngủ cho bố mẹ chồng. Đến giờ ăn sáng thì phục vụ bố mẹ chồng và chồng ăn, mọi người ăn xong thì dọn. Khi nào rửa bát, dọn dẹp ổn thỏa mới được đi làm. 

Đi làm về thì nấu nướng, dọn dẹp, giặt quần áo. Bố chồng tôi là một người khá kỹ tính, ông rất để ý, ngay cả bát đũa và đồ dùng của mình, ông không bao giờ dùng chung với ai. Bố chồng yêu cầu tôi phải ghi nhớ để tránh để nhầm đồ của ông với người khác. Còn đồ ăn của bố chồng cũng phải cẩn thận, tất cả đều phải là thức ăn mới, còn đồ thừa thì để nhà ăn. Đây chỉ là những điều cơ bản thôi, còn nhiều phép tắc nữa nhưng tôi không thể nhớ nổi. 

Bố chồng còn không quên nói:

“Bố mẹ cũng không ép con phải nghỉ làm đâu. Miễn sao con sắp xếp ổn thỏa việc nhà là được. Cái này thì tự con cân nhắc nhé”.

Mẹ chồng ngồi bên cạnh cũng lên tiếng:

Ngày trước khi chưa có con về làm dâu, mọi việc trong nhà đều là mẹ làm hết. Bây giờ con về làm dâu rồi, mẹ giao lại trách nhiệm này cho con đấy”.

Tôi biết nếu muốn thay đổi quan điểm, suy nghĩ của bố mẹ chồng không phải là điều dễ, vì đây là suy nghĩ đã ăn sâu vào mấu gia đình chồng tôi mấy chục năm rồi. Kể cả chồng tôi cũng chưa chắc thay đổi được. Mà tôi thì không muốn bản thân mình trở thành một người osin, một người chỉ biết làm nội trợ như mẹ chồng đâu.

Suy nghĩ một hồi, tôi dứt khoát lên tiếng nói lên quan điểm của mình:

Dạ bố ạ, con nghĩ những công việc này phù hợp với người giúp việc hơn. Con về làm dâu, chứ không phải về làm người giúp việc đâu ạ. Mà nếu nhà mình thuê người giúp việc, làm nhiều như vậy, từ sáng tới tận khuya thì tiền lương trả họ cao lắm đó ạ. Ý kiến của con là thế, còn bây giờ con xin phép về nhà con luôn thôi. May là con với chồng cũng chưa làm giấy chứng nhận kết hôn nên mọi chuyện cũng đơn giản”.

Nói xong, tôi đứng lên trước sự ngỡ ngàng của bố mẹ chồng. Cho dù chồng chưa dậy, tôi cũng gói ghém đồ đạc rời nhà chồng mặc kệ bố mẹ chồng lúc đầu có ngăn cản. Tôi quyết định rồi, thà về nhà đẻ sớm còn hơn, chứ ở lại chẳng khác nào một người giúp việc.

Thà cưới vào nhà không giàu nhưng bố mẹ chồng thương yêu, cưng chiều con dâu như con ruột của mình thì còn hạnh phúc. Nếu vào nhà giàu mà phải làm việc như một cái máy,  bị xem là người giúp việc thì thà thôi còn hơn.

Mọi người thấy quyết định này của tôi có đúng hay không?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cuoi-chong-giau-sang-4-gio-sang-toi-voi-bo-chay-ve-nha-de-vi-loi-dan-cua-bo-chong-d157759.html
X