Cụ 72 tuổi tâm sự: Về già tôi mới biết, số tiền dành dụm cả nửa đời người cũng trở thành gánh nặng

Nói đến hạnh phúc tuổi già hẳn ai cũng nghĩ đến ba điều này, một là có chỗ ở ổn định để an nhàn, hai là thân thể khỏe mạnh, không nay ốm mai đau, ba là con cháu hiếu thuận, gia đình êm ấm.

Nói đến hạnh phúc tuổi già hẳn ai cũng nghĩ đến ba điều này, một là có chỗ ở ổn định để an nhàn, hai là thân thể khỏe mạnh, không nay ốm mai đau, ba là con cháu hiếu thuận, gia đình êm ấm.

Trên thực tế, ngoài ba điều trên, người ta luôn cảm thấy rằng “tiền” cũng là thứ không thể thiếu để có được hạnh phúc trong độ tuổi xế chiều. Vì vậy, nhiều người cao tuổi sẽ cố gắng hết sức để tiết kiệm tiền khi họ còn trẻ.

Nhưng có phải người cao tuổi nào cũng sẽ hạnh phúc sẽ nếu có tiền? Câu trả là không. Có rất nhiều người khi về già dành dụm được rất nhiều tiền, nhưng cuộc sống lại không hề an nhàn, tự tại. Và đôi lúc, họ tin rằng, số tiền mà họ dành dụm cả nửa đời người lại trở thành một gánh nặng.

Tôi là một trường hợp như thế!

Tôi năm nay 72 tuổi và là công nhân đã nghỉ hưu. Thời của chúng tôi, kế hoạch hóa gia đình chưa được phổ quát nên hai vợ chồng sinh cả thảy 4 người con, 2 trai, 2 gái. Nhẽ ra, vợ chồng tôi còn định đẻ thêm một đứa con trai nữa, nhưng sau khi có 4 đứa trước, sức khỏe tôi không được tốt nên không sinh được nữa.

Tôi và chồng đã làm việc vất vả để nuôi bốn đứa con. Khi hai con trai chúng tôi kết hôn, chúng tôi đã tiêu hơn một nửa số tiền tiết kiệm của mình. Con gái sau đó cũng lấy chồng, vì không muốn mất mặt với thông gia nên hai vợ chồng cũng cho con được ít của hồi môn.

Lo cho các con yên bề gia thất xong xuôi, nhà chỉ còn lại mỗi hai ông bà già cô đơn, hiu quạnh. Con cái thỉnh thoảng cũng về thăm, nhưng mỗi lần về là đứa nào cũng than ngắn thở dài cuộc sống khó khăn, đã không cho bố mẹ được đồng nào đằng này còn xin thêm. Vợ chồng tôi cảm thấy sau này không thể trông cậy vào con cái nên bắt đầu suy tính kỹ càng hơn cho bản thân lúc về già. Vì vậy, chúng tôi bắt đầu tiết kiệm tiền để nghỉ hưu, bằng cách chi tiêu chắt bóp hơn một chút.

Sau khi nghỉ hưu, vợ chồng chúng tôi đều có lương hưu, nhưng cũng chẳng đáng là bao. Thế là, chúng tôi chọn cách đi làm thuê. Tôi làm rửa bát cho nhà hàng ăn tháng 6 triệu, còn chồng thì làm bảo vệ cho cửa hàng thời trang tháng cũng được 5 triệu.

Chúng tôi cảm thấy ổn với cuộc sống hiện tại. Ngoài chi tiêu, hai vợ chồng vẫn dành ra được một khoản để sau này an dưỡng tuổi già. Mọi thứ đang tốt đẹp thì biến cố ập đến khi chồng tôi sau một cơn bạo bệnh đã qua đời đột ngột. Sau cái chết của chồng, tinh thần tôi suy sụp, sức khỏe vì thế cũng yếu đi rất nhiều. Tôi không còn khả năng đi làm thêm được nữa nên đã xin nghỉ công việc rửa bát thuê.

Thời điểm đó tôi nhận ra, dù con cái có thế nào thì khi về già tôi vẫn phải sống dựa vào chúng. Vì thế, tôi gọi cả bốn đứa con về, nói với chúng về nhu cầu muốn sống với một trong bốn đứa.

Hai cô con gái đi lấy chồng, dù đã ra ở riêng nhưng người ta nói “con rể là người ngoài” nên có chút bất tiện nếu đón mẹ đến ở cùng. Hai anh còn trai thì thằng thứ vẫn phải ở nhà thuê, thằng cả có nhà nhưng tiền mua nhà phần nhiều đều là do nhà vợ giúp đỡ nên về việc này nó phải bàn với vợ trước rồi mới quyết định được.

Tôi nghe các con nói vậy, chỉ buồn chứ cũng không trách chúng, âu thì đứa nào cũng có khó khăn riêng. Lúc này, tôi mới nói với chúng là tôi có một khoản tiết kiệm, sẽ chia cho cả 4 đứa, nhưng nếu ở với đứa nào thì tôi sẽ cho đứa đó phần nhiều hơn.

Vừa nghe đến đây, cả 4 con của tôi đều thay đổi thái độ, đứa nào cũng tranh giành nuôi mẹ. Con trai cả lên tiếng trước.

“Con là con trai cả, nuôi mẹ là đúng rồi!”

Thằng thứ cũng thêm vào.

“Mẹ cứ về sống với vợ chồng con. Tuy chúng con vẫn phải đi thuê nhà, nhưng vẫn thoải mái hơn là ở “nhà người khác””

“Thực ra, chồng con rất quý mẹ nên anh ấy sẽ rất vui nếu mẹ đến ở cùng đấy mẹ!”

“Chị đúng là nói dối không biết ngượng. Anh rể quý mẹ từ lúc nào vậy?!”

Cứ thế, bốn anh chị em tranh cãi không ngớt về việc giành quyền nuôi mẹ. Các cô con gái cảm thấy hai anh đều có phần ích kỷ, tư lợi, thỉnh thoảng lại sụt sùi nói mẹ thiên vị con trai. Hai anh con trai thì lại cho rằng con gái đi lấy chồng như bát nước hắt đi, trước cưới cho của hồi môn là được rồi, giờ cho tiền chẳng khác nào cho chúng đi nuôi nhà chồng.

Bị kẹt giữa chúng, tôi cảm thấy rất khó chịu, không ngờ mối quan hệ giữa 4 anh em lại như thế này. Chỉ vì số tiền tôi dành dụm cả nửa đời người mà khiến anh em chúng bất hòa. Số tiền mà tôi những tưởng có thể dùng để an dưỡng tuổi già, trong phút chốc lại trở thành gánh nặng đối với tôi.

Dù tôi có cố thuyết phục thế nào thì 4 anh chị vẫn ngoan cố. Cuối cùng, trong cơn thịnh nộ, tôi đã đưa ra quyết định rằng tôi sẽ không ở với đứa nào cả, và sẽ nghỉ hưu một mình. Vì sức khỏe không tốt nên tôi sẽ thuê một người giúp việc bằng tiền của mình, để không phải phiền đến đứa con nào cả.

Thế mới nói, người già không nên nói với con cháu về việc họ có tiền tiết kiệm quá sớm, bởi vì khi đứng trước đồng tiền, rất nhiều người sẽ sẵn sàng gạt tình thân sang một bên, biến nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ thành cuộc mua bán ngang giá như trường hợp của tôi.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tuy là gánh nặng, nhưng việc người lớn tuổi có tiền tiết kiệm lúc về già là một điều tốt. Trường hợp không thể dựa vào cái cái, họ vẫn có thể vào viện dưỡng lão, hoặc thuê hộ lý riêng bằng số tiền mình có, sống một cuộc đời an nhàn, tự tại phải không?

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/cu-72-tuoi-tam-su-ve-gia-toi-moi-biet-so-tien-danh-dum-ca-nua-doi-nguoi-cung-tro-thanh-ganh-nang-d150514.html