Từng được Tổng Giám đốc Công ty CoAsia Semi (Hàn Quốc) tại Việt Nam tuyên bố chắc nịch: “Bạn nào làm ngành này 10 năm mà không ngon anh bỏ nghề”, thiết kế vi mạch – bán dẫn đang là ngành học cực hot trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay. Theo các chuyên gia, ngành này tạo ra chip – một thành tố “nuôi sống” cả ngành số, cũng như gạo là thành tố quan trọng nuôi sống con người.
Thiết kế vi mạch, bản dẫn là ngành nghề vô cùng thiết yếu trong quá trình chuyển đổi số.
Dù là chương trình mới nhưng tại nhiều trường, nội dung về thiết kế vi mạch, bár dẫn đã nằm trong các ngành tương tự như điện tử – viễn thông, kỹ thuật máy tính, vật lý kỹ thuật từ nhiều năm nay. Đây là ngành chuyên nghiên cứu, phát triển và chế tạo các chip điện tử, còn gọi là mạch tích hợp IC. Các vi mạch tích hợp này có thể chứa hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỷ thành phần điện tử như transistor, điện trở, tụ điện, và nhiều thành phần khác trên một chip nhỏ.
Hiện nay, trong giai đoạn chuyển đổi số, ngành này trở thành ngành nghề đầy triển vọng, là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều sinh viên trong tương lai. Bởi các hệ thống vi mạch được tích hợp là yếu tố nền tảng, hạ tầng thiết bị quan trọng để thực hiện quá trình chuyển đổi số.
Ngành chủ yếu nghiên cứu, phát triển và chế tạo các chip điện tử.
Thạc sĩ Nguyễn Phúc Vinh, chuyên gia vi mạch bán dẫn, thành viên Ban Chấp hành Hội Công nghệ vi mạch bán dẫn TP. HCM (HSIA) cho biết: “Theo kết quả khảo sát thực hiện giữa HSIA và cộng đồng vi mạch Việt Nam vào tháng 7/2023, trung bình 1 doanh nghiệp mới có nhu cầu tuyển dụng từ 50 – 100 kỹ sư thiết kế vi mạch và dự báo nhu cầu nhân lực chất lượng cao tăng đều từ 10 – 15%/năm, tương đương 600 kỹ sư/năm. Riêng khối ngành liên quan đến đóng gói và kiểm thử sẽ có tốc độ tăng nhân lực nhanh hơn do có nhiều doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu hoạt động hoặc đầu tư mở rộng, như Amkor, Hana-Micro, Samsung và Intel Việt Nam”.
Theo khảo sát của sáng lập viên TreSemi – một tổ chức chuyên gia công nghệ Mỹ, lương của người làm thiết kế vi mạch ở Việt Nam khoảng từ 10.000 100.000 USD/năm. Mức lương này vẫn còn tiềm năng tăng thêm, khi mức lương ở Mỹ hiện đang gấp 3 lần với cùng vị trí. Cụ thể, một người kinh nghiệm 1 – 3 năm ở Việt Nam, lương vào khoảng 10.000 – 15.000 USD/năm. Từ 4 – 6 năm kinh nghiệm, mức lương khoảng 16.000 – 25.000 USD/năm, và thu nhập chừng 85.000- 105.000 USD/năm với kinh nghiệm trên 16 năm.
Mức lương ngành thiết kế vì mạch, bản dẫn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.
Tuy vậy, đây được đánh giá là một ngành khá khô khan và có lượng kiến thức rất lớn, do đó đòi hỏi nhân lực phải có những tố chất khá đặc biệt, như: chăm chỉ, tỉ mỉ và được đào tạo bài bản. Nếu người trẻ nhận thấy bản thân có năng khiếu về toán, vật lý, thích khám phá, tìm tòi các thiết bị điện tử, máy tính và đặc biệt yêu thích công nghệ, thì công việc vi mạch bán dẫn rất phù hợp.
Sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có thể làm việc trong đa dạng các lĩnh vực, chủ yếu về thiết kế, chế tạo vi mạch, đáp ứng yêu cầu về tính năng động, sáng tạo của nghề nghiệp; kiểm tra, kiểm thử thiết kế và lĩnh vực liên quan đến thiết kế vật lý. Ngoài ra, hiện nay các công việc liên quan đến thiết kế logic, thiết kế số cũng thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp đang cần nhiều nhân lực trong ngành này.
Bên cạnh đó, nhu cầu về nhân lực không chỉ gói gọn trong thị trường nội địa mà còn thu hút ở các khu vực xung quanh, đặc biệt là Singapore. Do đó, việc đầu tư phát triển đào tạo kỹ sư có kiến thức, trình độ cao trong ngành thiết kế vi mạch là cần thiết cho quá trình hội nhập quốc tế, nắm bắt cơ hội phát triển của sự dịch chuyển nghề nghiệp này. Trong đợt công bố phương thức xét tuyển 2024, nhiều trường đại học đã lần đầu tuyển sinh hàng trăm chỉ tiêu cho ngành thiết kế vi mạch, bán dẫn.
Nhiều trường đại học đã bổ sung ngành học vào chương trình đạo tào kể từ năm nay.
Cụ thể, Trường đại học Bách khoa, Trường đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn và Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật (thuộc Đại học Đà Nẵng) sẽ tuyển sinh gần 200 chỉ tiêu cho chuyên ngành đào tạo thiết kế vi mạch trong năm 2024. Trường đại học Quốc tế Sài Gòn cũng sẽ tuyển sinh chuyên ngành thiết kế vi mạch trong mùa tuyển sinh năm nay.