Một cô gái 22 tuổi tên N, đã gặp phải tình trạng đáng lo ngại sau khi làm móng. Cô phát hiện các vết sưng nhỏ, trong suốt mọc lên giữa các ngón tay. Dù không gây đau hay ngứa, những vết sưng này ngày càng lớn, buộc cô phải đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ da liễu xác nhận cô bị nhiễm virus HPV.
Theo bác sĩ, các mụn cóc mọc quanh mép ngón tay, thường được gọi là “mụn cóc súp lơ”, xuất hiện do nhiễm virus HPV. Dù có điểm tương đồng với mụn cóc s- i- nh d-u- c do HPV gây ra, chúng có cách lây lan và hậu quả khác nhau. Bác sĩ khuyến cáo người làm đẹp cần chú ý vệ sinh và an toàn để tránh những rủi ro không mong muốn.
Bác sĩ chỉ ra rằng các công đoạn làm móng như cắt tỉa, đánh bóng, sơn móng hay gắn đá đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại. Một trong những mối nguy lớn là sơn móng tay chứa formaldehyde – chất độc hại, đặc biệt nguy hiểm với người có hệ miễn dịch yếu.
Vấn đề vệ sinh dụng cụ làm móng cũng rất quan trọng. Dụng cụ không được khử trùng kỹ càng có thể khiến vết xước nhỏ trên móng bị nhiễm khuẩn, virus hoặc nấm.
Được biết, mụn cóc s- i nh d-uc (HPV), thường được gọi là “súp lơ”, còn được biết đến với các tên khác như “mụn cóc m- u”, “mụn cóc hoa liễu” hoặc “mụn cóc s- i nh d-uc “. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng giống tinh thể hoặc hình dáng tương tự bông súp lơ. Theo thời gian, mụn cóc này thường phát triển lớn hơn và dài hơn. Bệnh chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp, nhưng trong một số trường hợp hiếm, cũng có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp.
Năm 2019, một phụ nữ ở Tennessee, Mỹ, đã nhiễm vi khuẩn “ăn th- it ng- ười” sau khi làm móng. Trong quá trình này, bà bị một vết cắt nhỏ trên ngón tay. Vết thương nhanh chóng sưng tấy và đau dữ dội, khiến bà phải nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán bà mắc viêm cân mạc hoại tử – một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, có thể dẫn đến mất chi hoặc tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Viêm cân mạc hoại tử là bệnh hiếm nhưng cực kỳ nguy hiểm. Vi khuẩn xâm nhập qua vết cắt nhỏ, tiết độc tố phá hủy mô xung quanh và có thể gây hoại tử diện rộng. Điều trị bệnh cần kháng sinh mạnh và phẫu thuật loại bỏ mô tổn thương.
Lưu ý để làm móng an toàn. Để tránh nguy cơ nhiễm trùng khi làm móng, bạn cần:
Chọn tiệm làm móng uy tín: Đảm bảo cơ sở sạch sẽ, dụng cụ khử trùng đúng quy trình.
Kiểm tra dụng cụ: Sử dụng bộ dụng cụ cá nhân hoặc chắc chắn dụng cụ được khử trùng trước khi dùng.
Không làm móng khi có vết thương: Tránh làm móng nếu có vết xước hoặc tổn thương quanh móng.
Hạn chế cắt khóe sâu: Tránh gây tổn thương chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Làm đẹp là nhu cầu chính đáng, nhưng bạn cần cẩn trọng để tránh những rủi ro sức khỏe không đáng có.