Có biểu hiện lạ sau “chuyện ấy” nhưng chủ quan, hơn một năm sau người vợ 35 tuổi qua đời

Dù thấy m @u chảy ra khi "gần gũi", người phụ nữ vẫn chủ quan, không ngờ rằng đó lại là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nguy hiểm.

Chị Trần Thị Minh Trà, 35 tuổi, sống tại Hà Nội, đã có hai con và một cuộc sống vợ chồng viên mãn. Trong một lần “gần gũi” với chồng, chị phát hiện có m@u chảy từ “cô bé” và lo lắng. Vì đã từng theo dõi sức khỏe với bác sĩ sản khoa trong những lần sinh con trước, chị Trà gọi điện để hỏi và được bác sĩ khuyên nên đi khám ngay.

Tuy nhiên, sau khi thấy m@u ngừng chảy và không xuất hiện lại trong những lần sau, chị nghĩ không có gì nghiêm trọng và không đi khám. Sau nửa năm, tình trạng ra m@u và đau xuất hiện lại, khiến chị quyết định đến Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để kiểm tra.

Tuyệt đối không chủ quan khi phát hiện đau hoặc ra m@u khi QHTD. (Ảnh minh họa)

Qua thăm khám, các bác sĩ xác định chị mắc UT cổ tử cung giai đoạn muộn, đã xâm lấn ra các khu vực xung quanh. Chị được chuyển sang điều trị UT bằng xạ trị và các phương pháp giảm nhẹ, nhưng do tình trạng di căn nặng, chị đã qua đời gần một năm sau khi phát hiện bệnh.

Bác sĩ Tạ Việt Cường, Phó giám đốc Trung tâm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết UT cổ tử cung là bệnh phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là những người đã QHTD, với nguy cơ cao ở những phụ nữ từ 35-40 tuổi, nhất là những người đã sinh con.
Bác sĩ Cường khuyến cáo việc tầm soát UT cổ tử cung rất quan trọng để phát hiện tế bào bất thường trước khi chúng phát triển thành UT, giúp điều trị hiệu quả hơn. Những người phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoàn toàn.

Tầm soát UT cổ tử cung thường bao gồm xét nghiệm PAP để tìm tế bào bất thường và xét nghiệm tìm virus HPV, nguyên nhân chính gây bệnh. Việc tầm soát rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ mất vài phút và có thể thực hiện cùng khám phụ khoa.

Đau vùng tiểu khung, đau khi QH là dấu hiệu của Ut cổ tử cung. (Ảnh minh họa)

Nếu không thực hiện tầm soát định kỳ, các dấu hiệu như đau hay ra máu khi “gần gũi”, chảy m@u bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt hay sau mãn kinh, đau vùng chậu có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh đã ở giai đoạn muộn.

Ngoài việc QHTD an toàn, vệ sinh v ùng k ín sạch sẽ và khám sức khỏe định kỳ, việc tiêm vắc xin phòng HPV cũng rất quan trọng để phòng ngừa UT cổ tử cung. Trẻ em gái dưới 15 tuổi được tiêm 2 liều vắc xin, cách nhau từ 6-12 tháng, trong khi trẻ từ 15 tuổi trở lên cần tiêm 3 liều cách nhau 6 tháng.

Lưu ý: Tên bệnh nhân đã được thay đổi trong bài viết này.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/co-bieu-hien-la-sau-chuyen-ay-nhung-chu-quan-hon-mot-nam-sau-nguoi-vo-35-tuoi-qua-doi-d264400.html