Có 1 cách đơn giản để không bao giờ sập bẫy giả mạo người thân vay tiền qua MXH, ai cũng nên biết

Khi nhận được yêu cầu vay tiền hoặc chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng từ người thân, bạn bè thông qua mạng xã hội, bạn hãy làm ngay việc này để tránh sập bẫy lừa đảo.

Biện pháp tránh bẫy giả mạo người thân vay tiền qua mạng xã hội

Thủ đoạn lừa đảo mạo danh người thân để vay tiền không còn xa lạ và ngày càng có diễn biến phức tạp, tinh vi hơn.

Đối tượng lừa đảo sẽ tạo một tài khoản mạng xã hội (Facebook, Zalo…) để lừa người dùng truy cập vào các đường link như đăng ký thi người mẫu nhí online, nhận quà tặng, bình chọn cho các cuộc thi… Thực tế, những đường link này do kẻ xấu tạo ra để thu thập thông tin cá nhân sau đó chiếm đoạn quyền sở hữu tài khoản mạng xã hội này.

Tiếp đến, chúng sẽ dùng tài khoản mạng xã hội đã chiếm được để nhắn tin cho người thân trong danh sách bạn bè để vay tiền hoặc nhờ chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng có họ tên trùng với họ tên của chủ tài khoản mạng xã hội. Điều này khiến nạn nhân tin tưởng và chuyển tiền mà không có bất cứ nghi ngờ gì.

Chúng thậm chí còn có thể sử dụng công nghệ Deepfake/Swapface để tái tạo khuôn mặt, giọng nói của chủ tài khoản mạng xã hội, tạo ra các video giả, các cuộc gọi ngắn để lừa nạn nhân chuyển tiền. Các video này thường có chất lượng kém với lý do lỗi mạng. Ở bước này, các nạn nhân thường chủ quan, không để ý và nhanh chóng chuyển tiền theo yêu cầu của đối phương.

Để phòng trường hợp bị lừa đảo qua mạng xã hội bằng chiêu thức mạo danh người thân vay tiền, khi nhận được các tin nhắn hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền, bạn cần phải thực hiện thao tác xác thực danh tính của người vay. Cách đơn giản nhất chính là gọi điện trực tiếp vào số điện thoại của người kia (không gọi qua các mạng xã hội). Không vội vàng chuyển tiền nếu nhận yêu cầu qua tin nhắn trên mạng xã hội.

Không cung cấp thông tin cá nhân, giấy tờ tùy thân, thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng, mật khẩu, mã OTP. Không truy cập vào các đường link lạ mà đối phương gửi.

Để bảo vệ tài khoản mạng xã hội, bạn nên sử dụng xác thực mật khẩu 2 lớp qua số điện thoại; mật khẩu của các tài khoản mạng xã hội nên có ít nhất 8 ký tự (bao gồm chữ, số và ký tự đặc biệt).

Cách nhận biết các cuộc gọi lừa đảo Deepfake

Đây là hình thức lừa đảo sử dụng trí tuệ nhân tạo để làm giả gương mặt, giọng nói của một người. Kẻ xấu lợi dụng công nghệ này để mạo danh người thân, người quen của nạn nhân và yêu cầu nạn nhân cung cấp thông tin cá nhân, vay tiền…

Để tránh sập bẫy bởi các cuộc gọi Deepfake, người dùng cần chú ý một số đặc điểm sau:

– Thời gian cuộc gọi rất ngắn, chỉ kéo dài vài giây và thường bị gián đoạn, ngắt quãng giữa chừng với lý do mạng không tốt.

– Khuôn mặt, biểu cảm của người gọi thiếu cảm xúc, hanh đồng của cơ thể không nhất quát; màu da không tương đồng, đổ bóng không đúng.

– Âm thanh và hình ảnh không đồng nhất.

Ai đáp ứng đủ 2 điều kiện này sẽ được tăng lương hưu trước hạn, là điều kiện gì?

Ngoài ra cần:

Luôn luôn xác thực danh tính người thân trước khi chuyển tiền bằng cách GỌI ĐIỆN TRỰC TIẾP VÀO SỐ ĐIỆN THOẠI của người nhận. Không gọi xác thực qua ứng dụng chat (bao gồm cả video call) và Không chuyển tiền nếu nhận được yêu cầu qua tin nhắn trên các ứng dụng mạng xã hội.

Không cung cấp thông tin cá nhân (ảnh 2 mặt giấy tờ tùy thân), thông tin tài khoản, thẻ qua mạng xã hội.

Không cung cấp mật khẩu, mã OTP cho bất kỳ ai (kể cả nhân viên ngân hàng) và Không nhập các thông tin này trên các đường link lạ.

Tăng cường bảo mật tài khoản mạng xã hội, như: Xác thực mật khẩu 02 lớp qua số điện thoại, sử dụng các mật khẩu ít nhất có 8 ký tự có cả chữ, số, ký tự đặc biệt.

Nếu phát hiện các trường hợp yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân qua điện thoại, đề nghị trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý hoặc thông báo đến số điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự để được hướng dẫn kịp thời.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp Chí Sở Hữu Trí Tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/co-1-cach-don-gian-de-khong-bao-gio-sap-bay-gia-mao-nguoi-than-vay-tien-qua-mxh-ai-cung-nen-biet-d91010.html