Chị chồng ngồi cắn hướng dương để em dâu bụng bầu cặm cụi thịt gà, lúc bê mâm cơm lên cả nhà tái mặt

Tôi cố nhịn, chờ một lúc lâu vẫn không ai ra bếp, đành phải mang tự mình loay hoay làm thịt, dọn dẹp mất một lúc lâu...

Từ ngày tôi mang thai, mẹ chồng càng quan tâm, chăm sóc tôi nhiều hơn. Bà không chỉ hỏi han qua loa mà luôn để ý từng chút một, từ bữa ăn, giấc ngủ đến cả những cơn mệt mỏi bất chợt của tôi. Mỗi sáng, bà đều dậy sớm chuẩn bị sẵn bữa sáng tẩm bổ, ép tôi uống một ly sữa trước khi đi làm. Buổi tối, bà nhất quyết không để tôi động tay vào việc nhà, vừa rửa bát vừa nhắc nhở:

“Con đang mang bầu, phải giữ gìn sức khỏe. Việc trong nhà cứ để mẹ lo. Con cứ nghỉ ngơi cho mẹ.”

Lời nói của mẹ khiến tôi thấy ấm lòng, nhưng sự chu đáo của bà lại trái ngược hoàn toàn với hai cô con gái của bà. Dù cùng là phụ nữ, từng trải qua cảnh mang thai, nhưng hai chị chồng chưa bao giờ biết cảm thông với tôi. Mỗi lần về nhà mẹ đẻ, họ chẳng khác nào khách quý, chỉ lo chuyện vui chơi, còn mọi việc trong nhà đều đùn đẩy cho em dâu.

Cuối tuần vừa rồi, cả hai chị đưa con về chơi. Biết trước sẽ đông người, mẹ chồng đã mua sẵn hai con gà lớn để làm bữa. Trước khi ra ngoài có chút việc, bà căn dặn:

“Các con tự vào bếp chuẩn bị. Em dâu bầu bí, kiêng cắt tiết gà, mà cũng sắp đến ngày sinh rồi, đừng để em nó phải làm những việc nặng nhọc.”

Hai chị vâng dạ rất ngọt, nhưng khi mẹ vừa đi khỏi, họ lập tức kéo nhau vào phòng riêng, mở nhạc hát hò rôm rả. Tôi cố nhịn, chờ một lúc lâu vẫn không ai ra bếp, đành phải mang gà sang nhà hàng xóm nhờ cắt tiết hộ, rồi tự mình loay hoay làm thịt, dọn dẹp. Đứng bếp một hồi lâu, mồ hôi túa ra ướt đẫm lưng áo, tôi vừa thở vừa nghĩ:

“Mình cũng là con dâu nhà này, tại sao lại phải hầu hạ họ như vậy?”

Gần trưa, mẹ chồng về đến nhà, thấy tôi đang chặt gà, mặt bà thoáng biến sắc. Bà vội vã đặt giỏ đồ xuống, chạy đến bên tôi, giục:

“Con rửa tay ngay đi, lên nhà ngồi nghỉ. Mẹ nấu nướng tiếp cho. Đang bụng to thế này mà còn đứng bếp là sao?”

Tôi chưa kịp phản ứng thì bà đã nhẹ nhàng đẩy tôi ra khỏi bếp. Tôi vừa bước lên phòng khách, hai chị chồng cũng từ phòng riêng đi ra, chậm rãi hỏi:

“Mẹ mua hai con gà to, mợ làm sẵn chưa? Hôm nay có món gì ngon thế?”

Chưa kịp để tôi lên tiếng, mẹ chồng đặt mâm cơm lên bàn, chỉ có duy nhất một đĩa rau luộc cùng bát nước chấm. Hai chị chồng trố mắt:

“Ơ, sao chỉ có cơm rau thế này? Mợ không làm gà à?”

Mẹ chồng tôi thản nhiên đáp, giọng điềm tĩnh nhưng dứt khoát:

“Gà mẹ mua là để các con làm, nhưng các con chỉ lo hát hò, đẩy hết cho em dâu đang bầu bí. Vậy thì các con không cần ăn gà nữa. Mẹ để đó tẩm bổ cho em dâu.”

Hai chị chồng há hốc mồm, chưa kịp phản ứng thì bà đã tiếp tục, giọng nghiêm nghị hơn:

“Các con cũng là phụ nữ, cũng từng mang thai mà không biết thương em dâu. Cứ về nhà là ỉ lại, sai khiến. Nếu còn tiếp tục như vậy, tốt nhất đừng về đây nữa. Mẹ không tiếp những người ích kỷ như thế!”

Hai chị cứng họng, mặt đỏ bừng, cúi đầu lặng thinh. Tôi ngồi một bên, lặng lẽ rưng rưng nước mắt. Đây là lần đầu tiên trong đời tôi cảm nhận được sự bảo vệ và công bằng của một người mẹ chồng dành cho con dâu. Bà không chỉ tốt bụng mà còn vô cùng lý lẽ, không thiên vị con gái ruột mà lại đứng về phía tôi.

Từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy may mắn khi có một người mẹ chồng như bà. Người ta vẫn bảo “mẹ chồng nàng dâu khó mà hòa thuận”, nhưng tôi thì khác, tôi thực sự biết ơn vì có một người mẹ thứ hai, luôn yêu thương và bảo vệ mình như vậy.

Chia sẻ bài viết:

Theo Tạp chí Sở hữu trí tuệ Copy link

Link bài gốc

Copy Link
https://sohuutritue.net.vn/chi-chong-ngoi-can-huong-duong-de-em-dau-bung-bau-cam-cui-thit-ga-luc-be-mam-com-len-ca-nha-tai-mat-d266478.html