Quan sát đôi mắt
Nếu người đó vô thức nhìn sang phải hoặc hướng lên trên thì nhiều khả năng họ đang nói dối, bởi đây là động tác khi não bộ kích thích trí tưởng tượng. Nhưng nếu họ nhìn sang bên trái hoặc nhìn hướng xuống phía dưới thì người đó chỉ đang hồi tưởng lại, cũng có thể đang tổng hợp các suy nghĩ của mình mà thôi.
Biểu cảm khuôn mặt
Biểu cảm khuôn mặt là một trong những cách chủ yếu nhất để con người thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài. Bằng cách quan sát biểu cảm trên khuôn mặt, chúng ta có thể thu thập được rất nhiều thông tin đang được ẩn giấu. Ví dụ, một nụ cười thường cho thấy niềm vui và sự thân thiện, trong khi một cái cau mày có thể cho thấy sự lo lắng hoặc không hài lòng.
Một nụ cười chân thành thường đi kèm với các nếp nhăn trên khóe mắt và sự thư giãn tự nhiên của các cơ mặt, trong khi một nụ cười giả tạo có thể chỉ là một cử động ở khóe môi, còn đôi mắt thì có vẻ lạnh lùng hoặc không nhất quán với hành động đó.
Tư thế và cử chỉ
Ngoài nét mặt và ánh mắt, tư thế và ngôn ngữ cơ thể cũng có thể truyền đạt rất nhiều thông tin hữu ích cho chúng ta khi giao tiếp với ai đó. Tư thế và cử chỉ của một người có thể phản ánh trạng thái cảm xúc, mức độ tự tin và thái độ của họ đối với xã hội.
Ví dụ, một tư thế thoải mái, cởi mở thường cho thấy sự tự tin và sẵn sàng giao tiếp với người khác, trong khi một tư thế căng thẳng, khép kín có thể thể hiện sự bồn chồn hoặc tâm lý bảo vệ bản thân. Một tư thế cởi mở, thẳng tấp cho thấy sự tự tin và tích cực, trong khi tư thế cúi đầu hoặc khom lưng có thể cho thấy sự khiêm tốn hoặc thiếu tự tin.
Âm thanh
Cuối cùng là âm thanh, đây cũng là một phần quan trọng không thể thiếu khi bạn muốn hiểu sâu hơn về một ai đó. Tốc độ, ngữ điệu, âm lượng và giọng điệu đều có thể truyền tải cảm xúc và ý định của người nói.
Tốc độ nói nhanh có thể cho thấy sự phấn khích, hồi hộp hoặc háo hức. Nói chậm có thể cho thấy sự bình tĩnh, cân nhắc hoặc thiếu kiên nhẫn, bực mình.
Cao độ trong giọng nói có thể truyền tải trạng thái cảm xúc. Một giọng nói cao có thể cho thấy sự phấn khích, tức giận hoặc ngạc nhiên, trong khi một giọng nói trầm có thể cho thấy sự bình tĩnh và tự tin.
Mức âm lượng cũng có thể truyền tải cảm xúc. Nói to có thể cho thấy sự kích động, tức giận hoặc phấn khích, trong khi nói nhỏ có thể cho thấy sự suy ngẫm hoặc lo lắng.